Trang

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Tản mạn về “chuẩn mực chính tả thống nhất”

Nhân hội thảo quốc gia “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng” do hai trường đại học tại TP.HCM vừa phối hợp tổ chức, xin tản mạn đôi dòng để thấy sự phức tạp trong công việc cần thiết nhưng cũng đầy khó khăn này.
 
Không có quy tắc chính tả nào đúng tuyệt đối

Những quy tắc cho một chuẩn lý tưởng, ở mức độ thứ nhất là những quy tắc tuyệt đối đúng. Ở mức độ thứ hai, những quy tắc được mọi người chấp nhận cũng là chuẩn lý tưởng.
Những quy tắc cho một chuẩn thực tế là những quy tắc đúng cho hầu hết các trường hợp, trừ một số ít ngoại lệ, và được rất nhiều người chấp nhận. Chuẩn thực tế là chuẩn chấp nhận những biến thể. Một từ thuần Việt, một tên riêng, một từ vay mượn đều có thể có những biến thể được coi là chuẩn. Cái sai quen dùng thì được coi là chuẩn trên thực tế.
Quy tắc chính tả do con người đặt ra. Ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, không có cách viết nào là cố định, bất di bất dịch. Bởi vậy, dù có những nguyên tắc chính tả tuân theo một hệ thống khoa học chặt chẽ nào chăng nữa thì với thời gian sẽ luôn luôn tồn tại những hiện tượng ngoại lệ không theo lôgích nào cả. Vậy thì liệu có một hệ thống chính tả tuyệt đối đúng làm chuẩn mực được không?
Có nhiều quy luật chi phối chữ viết. Đôi khi, theo luật này lại mâu thuẫn với luật kia. Thế là sinh ra những ngoại lệ.
Quy tắc bỏ dấu thanh điệu xưa nay căn cứ vào ngữ âm: dấu thanh bỏ ở âm chính của vần. Gặp vần có nguyên âm đôi, không có chữ nào mang âm chính nên lại thêm quy tắc cảm tính “dấu thanh điệu bỏ ở vị trí “cân xứng”, “hài hoà”. Thực ra, đây là luật thẩm mỹ – một quy tắc bất thành văn – trong nhận thức về chữ viết của người Việt: “hình chữ phải đẹp”.
Có những trường hợp, tôn trọng quy tắc này lại vi phạm quy tắc kia. Bỏ dấu theo quy tắc ngữ âm, chúng ta viết hoà bình, loá mắt, trắng xoá, sức khoẻ, huỷ hoại, cổ suý, Thuý Kiều… Ấy vậy nhưng trong thâm tâm, nhiều người thích “hình chữ phải đẹp” nên vẫn viết hòa bình, lóa mắt, trắng xóa, sức khỏe, hủy hoại, cổ súy, Thúy Kiều… Vậy là trong những trường hợp trên, không thể có một chuẩn duy nhất, chúng ta chấp nhận có hai biến thể thực tế đều được coi là chuẩn.
Viết i hay y cũng liên quan tới luật thẩm mỹ. Theo quy định của bộ Giáo dục, phải viết kì lạ, lí luận, vật lí, mĩ vị, Nam Kì. Quy định này trái với cách viết trên báo chí thời xưa: Trong Gia Định báo năm 1881, 1882 hay trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: ký tên, thơ ký, trong kỳ 15 ngày, xem kỹ, Nam-Kỳ, kỳ nhứt, anh lấy làm kỳ, Lý văn Ngọc, chánh lý, chưởng lý, mạng lý, có lý lắm, làng Bình-hy…
“Hình chữ phải đẹp” trong thâm tâm người Việt là cần cân đối về độ cao giữa các con chữ trong một từ. Đại để là trong một từ, nếu con chữ một phụ âm đứng cạnh i nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo hài hoà trên dưới. Nhiều người thường “phá rào” ở quy định này. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ hơi bị hẫng. Và người ta viết quản lý, lý luận, lý lịch, vật lý, kỹ thuật, Hoa Kỳ... Những con chữ phụ âm nào cùng độ cao đứng trước i thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rên rỉ, xanh rì, vi phạm, vì sao, vị trí…
Điều thú vị là viết nước Mỹ vẫn theo đúng luật thẩm mỹ: chữ M (viết hoa) nhô cao hơn chữ i nên không viết nước Mĩ.
 
Viết tên riêng nước ngoài thế nào?
Mỗi quốc gia ghi tên riêng theo hệ chữ viết của mình. Một tên riêng có nhiều biến thể, những biến thể lịch sử và những biến thể do quy luật tiết kiệm nội tại của ngôn ngữ. Nghĩa là không có một tên riêng duy nhất chuẩn.
Tên riêng nước ngoài nhập vào tiếng Việt trước hết qua tiếng Trung Quốc và được viết có dấu nối: Anh-Cát-Lợi, Ba-Lê, Luân-Đôn, Hoa-Thịnh-Đốn… Sau đó những dấu nối được bỏ đi.
Chịu ảnh hưởng của tiếng Pháp, tiếp đến là tiếng Anh, nhiều tên được chuyển lại theo cách đọc Pháp, rồi cách đọc Anh hoặc trở lại nguyên gốc: Pari, Oa sinh tơn. Nhưng vẫn gọi Luân Đôn vì âm khá gần với âm gốc London.
Do nguyên lý tiết kiệm trong ngôn ngữ, nhiều tên riêng tự động được rút gọn thành những tên một âm tiết nghe rất Việt Nam: Anh, Úc, Ý, Áo, Mỹ… Báo chí thường viết “HLV người Bồ Calisto” chứ ít viết “HLV người Bồ Đào Nha Calisto”.
 
Phiên âm hay giữ nguyên dạng?
Mỗi quốc gia ghi tên riêng theo hệ chữ viết của mình. Một tên riêng có nhiều biến thể, những biến thể lịch sử và những biến thể do quy luật tiết kiệm nội tại của ngôn ngữ. Nghĩa là không có một tên riêng duy nhất chuẩn.
Theo quan điểm phiên âm, sẽ gặp nhiều trở ngại. Có những từ nước ngoài phiên âm thế nào cũng dẫn tới cách đọc không đúng như từ gốc. Trong “hiệp định Genève”, nên phiên âm từ Genève thế nào: Giơ-ne, Giơ-ne-vơ hay Giơ-neo? Theo cách nào thì cũng đọc nhấn mạnh âm tiết đứng cuối ne, vơ, neo, nghe rất kỳ. Tiếng Việt thiếu nhiều vần có trong các thứ tiếng khác nên rất nhiều từ không thể có phiên âm chuẩn.
Nhiều tên riêng chứa đựng ý nghĩa, nếu phiên âm sẽ xoá đi nghĩa có trong nguyên ngữ. Ví dụ: “Khi còn cầm quyền, Tổng thống Pháp Sarkozy và bà Merkel đã hình thành liên minh “Merkozy” (báo Tuổi Trẻ, 8.5.2012). Phiên âm thế nào cái tên “Merkozy” (lấy phần đầu tên nữ Thủ tướng Đức Merkel nhập vào phần cuối tên ông Sarkozy) trong câu trên để nói được rằng đây là liên minh của hai chính khách trên?
Nguyên tắc cơ bản của việc viết tên riêng nước ngoài theo hệ chữ Latinh là phải viết đúng tới mức tối đa theo mặt chữ như nó vốn có.
Vậy còn tên riêng Trung Quốc thì sao? Đầu óc tôn ti của người Việt dẫn tới những mâu thuẫn khi viết tên riêng Trung Quốc. Trước đây bất kể tốt xấu, cao thấp, cứ tên riêng Trung Quốc là được phiên âm theo cách đọc Hán Việt: Bắc Kinh, Khổng Tử, Tôn Trung Sơn, “cầu thủ bóng bàn có quái chiêu Trương Nhiếp Lâm”… Trong sâu thẳm tâm thức, người Việt cảm nhận sự gần gũi thân thuộc khi đọc một tên Hán – Việt. Trong vòng mươi lăm năm gần đây, theo thông lệ quốc tế, tên riêng của người Trung Quốc hạng “bình dân” dần dần được viết bằng chữ Latinh và phiên theo âm Bắc Kinh. Tên của những nhà vô địch bóng bàn thế giới đã được viết là Kum Pu Ru, Wang Hao chứ không còn mấy ai viết là Khổng Lệnh Huy hay Quang Hạo. Đó là sự hội nhập quốc tế tích cực. Tuy nhiên, với đầu óc tôn ti người Việt vẫn gọi những người đứng đầu Trung Quốc theo tên Hán – Việt: Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình… Vậy là thiếu nhất quán. Hai tên này nên phiên là Hú Jǐntāo, Xí Jìnpíng.
 
GS.TS Nguyễn Đức Dân
 
Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị Online, ngày 27/12/2012, truy cập từ http://sgtt.vn/Khoa-giao/173692/Tan-man-ve-“chuan-muc-chinh-ta-thong-nhat”.html.

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Cảnh giác với “bác sĩ Google”!

SGTT.VN - Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, xu hướng tìm kiếm thông tin sức khoẻ trên mạng ngày một phổ biến. Đối với không ít người, nếu có vấn đề về sức khoẻ chẳng cần đi khám bác sĩ cho mất thời gian, chỉ việc lên Google gõ vài từ khoá là có thể tự chẩn đoán rồi mua thuốc uống là xong!

25% phụ nữ Anh chẩn bệnh sai vì internet
Một khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew (Hoa Kỳ) vào năm 2010 cho thấy khi có vấn đề về sức khoẻ, ngoài việc tìm đến bác sĩ, người dân Mỹ còn lên mạng tra cứu thông tin và tìm lời khuyên từ những người có hoàn cảnh như mình. Trong số những người lớn sử dụng internet, 66% cho biết họ tìm kiếm thông tin về một bệnh đặc biệt nào đó, 56% tìm thông tin về điều trị, 19% tìm thông tin về thai kỳ hay sanh con, 14% muốn biết cách sống chung với những cơn đau nhức mạn tính.
Không chỉ dân Mỹ mà dân Anh – đặc biệt nữ giới – cũng thích tìm “bác sĩ Google” khi có chuyện. Một khảo sát trong năm nay cho thấy, mỗi khi có vấn đề sức khoẻ không giải thích được, phần lớn phụ nữ Anh nhanh chóng lên mạng tìm câu trả lời thay vì đi gặp bác sĩ. Mười triệu chứng hay vấn đề sức khoẻ mà họ quan tâm nhất là: khó ngủ, nhức đầu, trầm cảm, lo lắng, đau cứng cơ, co thắt dạ dày, đau cơ mạn tính, mệt mỏi nghiêm trọng, ngứa ngáy và nhạy cảm da. Tìm thông tin xong, họ tự… chẩn bệnh cho mình.
Thế nhưng, qua khảo sát 1.000 phụ nữ Anh thường làm điều trên, người ta thấy 25% trong số đó chẩn bệnh sai bét! Mười căn bệnh mà họ thường chẩn đoán sai sau khi tra cứu trên internet là ung thư vú, các căn bệnh ung thư khác, chứng lở miệng, cao huyết áp, hen suyễn, thấp khớp, trầm cảm, tiểu đường, rối loạn sức khoẻ tình dục và các bệnh về tuyến giáp. Không khó hiểu khi phụ nữ thích nhờ cậy “bác sĩ Google” vì 75% số người được hỏi cho rằng họ dễ giãi bày hơn so với khi chia sẻ với bạn bè hay người thân.
Tuy nhiên, sự đời nào đơn giản, nếu Google thay được bác sĩ thì ngành y đã dẹp tiệm. Do chẩn bệnh sai, nhiều phụ nữ đã sống nhiều ngày trong sợ hãi, lo lắng trước khi nói với một ai đó, thậm chí có đến 5% người được hỏi đã đau khổ nhiều năm liền vì tưởng mình bị bệnh thật sự! BS Laurence Buckman, chủ tịch uỷ ban Bác sĩ đa khoa hiệp hội Y khoa Anh quốc, cảnh báo: “Nếu tra Google, bạn sẽ được một loạt câu trả lời khác nhau, nhưng không ít trong số đó là rác rưởi. Nếu bạn thấy có gì đó trong ngực và nghĩ rằng mình đang bị đau tim thì có lẽ bạn… chẳng bị gì cả!”
Chỉ 39% trang tra cứu cho thông tin nhi khoa chính xác
Năm 2009, một nhóm nghiên cứu của khoa nhi đại học Nottingham (Anh quốc) đã thử đánh giá độ tin cậy và chính xác của thông tin y khoa trên một loạt website bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm Google. Kết quả cho thấy chỉ 39% trong số 500 website tìm kiếm cho thông tin chính xác, 11% cung cấp thông tin sai và 49% không đưa ra được câu trả lời. Trong số các website trả lời được cho độc giả, 78% có thông tin chính xác, nhưng tính chính xác cũng tuỳ theo chủ đề hỏi, thay đổi từ 51% (hỏi về bệnh bạch hầu, sởi, rubella và tự kỷ) và 100% (cho con bú khi bị viêm vú/tư thế ngủ của trẻ).
Khi tra cứu thông tin sức khoẻ trên internet, người ta thường tự chẩn đoán mình có khả năng mắc một bệnh nặng vì chủ yếu dựa vào triệu chứng đang có hơn là tỷ lệ bệnh thật sự có trong cộng đồng.
Vì sao thông tin sức khoẻ trên mạng thường không chính xác? Người ta lý giải vì chúng được cung cấp bởi những “bác sĩ” ảo hoặc đơn giản đó chỉ là kinh nghiệm cá nhân và được cóp nhặt, lan truyền từ website này sang website khác. Một khảo sát của Eric Horvitz và Ryen White thuộc bộ phận nghiên cứu Microsoft cho thấy 25% kết quả cung cấp bởi internet sau khi tra từ “nhức đầu” đã chỉ ra u não là nguyên nhân – cao đáng kể so với tỷ lệ u não thật sự, chỉ vài người bị trong 50.000 người. Horvitz nói: “Vấn đề ở đây là sự thiên lệch. Không thông tin nào cho rằng việc ngừng uống càphê dẫn đến nhức đầu mà cứ hướng đến u não vì nguyên nhân sau “hấp dẫn” hơn”.
Sự thiên lệch không chỉ đến từ “bác sĩ Google”, mà còn đến từ chính người tra cứu thông tin sức khoẻ. Trong năm nay, hai tác giả Dengfeng Yan và Jaideep Sengupta thuộc đại học Khoa học và công nghệ Hong Kong đã đề xuất lý thuyết “tự dương tính” và “tự âm tính” trên cơ sở cho rằng yếu tố tâm lý, hay đúng hơn là ảnh hưởng của “tỷ lệ cơ bản” và “thông tin ca bệnh”, ảnh hưởng đến nhận thức về sức khoẻ của mỗi người. “Tỷ lệ cơ bản” là tỷ lệ bệnh trong cộng đồng, còn “thông tin ca bệnh” là triệu chứng của một bệnh cụ thể nào đó. Lý thuyết của các tác giả này là mỗi khi chẩn bệnh cho mình, người ta thường dựa nhiều vào “thông tin ca bệnh” hơn là “tỷ lệ cơ bản”; ngược lại, khi chẩn bệnh cho người khác, “tỷ lệ cơ bản” có ảnh hưởng mạnh hơn “thông tin ca bệnh”.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sự thiên lệch khi cho hàng trăm người đánh giá về thông tin các bệnh cúm, viêm gan siêu vi C, ung thư vú, HIV và loãng xương. Một số người tham dự được đề nghị đánh giá mình có bệnh hay không, một số khác lại đánh giá người khác có bệnh hay không. Sau khi phân tích kết quả, người ta thấy khoảng cách tâm lý đã quyết định mọi chuyện: người nào càng biết ít về người được đánh giá thì họ càng dựa vào “tỷ lệ cơ bản”; ngược lại, càng biết nhiều về người đánh giá, họ càng dựa vào “thông tin ca bệnh”.
Do yếu tố tâm lý tác động như thế, nên khi tra cứu thông tin sức khoẻ trên internet, người ta thường tự chẩn đoán mình có khả năng mắc một bệnh nặng vì chủ yếu dựa vào triệu chứng đang có hơn là tỷ lệ bệnh thật sự có trong cộng đồng. Nếu tôi bị “khó tiêu”, tôi cho rằng tôi có thể bị “nhồi máu cơ tim”, nhưng nếu triệu chứng đó xuất hiện ở người khác, tôi cho rằng đó chỉ là “khó tiêu”. Với sự thiên lệch như thế, rõ ràng sự tự chẩn đoán bệnh thông qua “bác sĩ Google” thật sự quá nguy hiểm. Để giải quyết, các nhà nghiên cứu khuyên người ta nên tìm đến một bác sĩ thật để khám bệnh, bởi chỉ có bác sĩ thật mới nhìn bệnh nhân với một khoảng cách thật!
Phan Sơn
Biết tin vào website nào?
Theo một nhóm nghiên cứu của đại học Stanford (Hoa Kỳ), một website cung cấp thông tin khoa học đáng tin cậy phải có bảy tiêu chí sau:
1. Đằng sau là một tổ chức khoa học uy tín (có tên tuổi, địa chỉ, thông tin cụ thể).
2. Dễ sử dụng, có dữ liệu đầy đủ.
3. Có dấu ấn chuyên môn cao (chẳng hạn thông tin có nguồn tham khảo rõ ràng, người viết đáng tin cậy).
4. Có dấu ấn của sự đáng tin (chẳng hạn website cung cấp đường dẫn đến những thông tin bên ngoài để người đọc tham khảo).
5. Website có dấu ấn của người từng sử dụng trước đó.
6. Không đặt nặng tính thương mại (trên website có quảng cáo, nhưng không lạm dụng).
7. Có tính chuyên nghiệp (chẳng hạn không viết sai chính tả).

Nguồn: BÁO ĐIỆN TỬ SÀI GÒN TIẾP THỊ MEDIA ngày 20/12/2012 truy cập từ http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/173457/Canh-giac-voi-“bac-si-Google”.html.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Xe hơi của các tỷ phú giàu nhất thế giới

Với số tài sản ước tính 69 tỷ USD, Carlos Slim Helu tự cầm lái siêu xe Bentley Continental Flying Spur có giá bán khoảng 300.000 USD từ nhà đến chỗ làm.

Nhưng không phải ai cũng giống tỷ phú giàu nhất thế giới Carlos Slim Helu. Vì Ingvar Kamprad, nhà sáng lập của hãng đồ nội thất Thụy Điển Ikea, lại đi trên một chiếc Volvo 240 đời 1993.
Continental Flying Spur
Tỷ phú Carlos Slim Helu lái một chiếc Bentley Continental Flying Spur.
Tại triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2008, Bill Gates từng khoe một đoạn video ghi lại cảnh ông rời khỏi chỗ làm trong một chiếc Ford Focus.
Danh sách dưới đây do Yahoo! liệt kê theo thứ tự các tỷ phú giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes công bố vào đầu năm nay. Đều sở hữu số tài sản nhiều tỷ đô, nhưng phương tiện đi lại của họ khá khác nhau. Một thương gia chuyên kinh doanh đồ dùng gia đình lái một chiếc xe có khi chỉ bán lại được với giá 1.500 USD, trong khi xế yêu của một số ông trùm trong lĩnh vực phần mềm có thể bán được tới 4,4 triệu USD. Một số xe thực sự là ngôi sao, một số khác được nhắc đến chỉ vì có tỷ phú ngồi sau vô-lăng.

Xe hơi của các tỷ phú giàu nhất thế giới


Continental Flying Spur
Carlos Slim Helu, người giàu nhất thế giới hiện nay theo Forbes với tài sản ước tính 69 tỷ USD, tự lái chiếc Bentley Continental Flying Spur đi làm. Siêu xe có giá khoảng 300.000 USD. Ảnh: Bornrich.

Porsche 959 coupe
Porsche 959 coupe của Bill Gates là một trong tổng số 230 xe trên thế giới. Giá của chiếc xe thể thao là 225.000 nếu mua mới. Tài sản của Bill Gates là 61 tỷ USD. Ảnh: Wikimedia Commons.

Cadillac DTS
Tỷ phú thông thái Warren Buffet lái một chiếc Cadillac DTS, mẫu xe sang ông mua nhằm ủng hộ hãng xe Mỹ General Motors. Giá xe khoảng 45.000 USD. Tài sản của nhà đầu tư huyền thoại là 44 tỷ USD. Ảnh: Cadillac Forums.

McLaren F1
Tỷ phú công nghệ Larry Ellison, người sáng lập hãng phần mềm Oracle, nổi tiếng với bộ sưu tập xe hơi. Nổi bật nhất trong số đó là siêu xe McLaren F1. Giá bán hiện ở mức 4,1 triệu USD. Còn Larry Ellison có tài sản 36 tỷ USD. Ảnh: Thesupercars.

Ford F-150 King Ranch
Alice Walton, người thừa kế tập đoàn Wal-Mart, cũng là người phụ nữ giàu thứ hai thế giới với tài sản 23,3 tỷ USD nhưng lại chọn một mẫu xe đơn giản: Ford F-150 King Ranch 2006 giá khoảng 40.000 USD. Ảnh: tqn.

Ông trùm truyền thông kiêm thị trưởng New York Michael Bloomberg, người có số tài sản ước tính 22 tỷ USD, lái một chiếc Audi R8. Giá của siêu xe khoảng 120.000 USD và tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ sau 3,2 giây. Ảnh: Bornrich.

Rolls-Royce Phantom
Hoàng tử Ảrập Xêút - Alwaleed Bin Talal Alsaud, Chủ tịch công ty Kingdom Holding (KHC), lái một chiếc Rolls-Royce Phantom. Phiên bản thấp cấp nhất của mẫu siêu sang đã có giá 246.000 USD. Còn phiên bản nâng cấp cho một thành viên hoàng gia có thể lên tới 447.000 USD. Tài sản của hoàng tử ước tính 18 tỷ USD. Ảnh: Billionairecars.

Acura TSX
CEO Facebook Mark Zuckerberg thường xuyên được nhìn thấy trên chiếc Acura TSX màu đen. Tỷ phú trẻ tuổi nằm trong số những đại gia sở hữu xe giá rẻ. Acura TSX chỉ khoảng 30.000 USD. Còn tài sản của Zuckerberg ước tính 17,5 tỷ USD. Ảnh: Gawker.

Porsche Boxster
Người sáng lập đồng thời là CEO của Dell, Michael Dell lái một chiếc Porsche Boxster 2004. Giá xe khi mới là 80.000 USD, còn đã qua sử dụng chỉ khoảng 20.000 USD. Tài sản ước tính của Michael Dell là 15,9 tỷ USD. Ảnh: Automotoportal.

Ford Fusion
CEO của Microsoft Steve Ballmer là một trong số những người giàu nhất thế giới nhưng lại đi xe bình dân: một chiếc Ford Fusion hybrid có giá khoảng 19.000 USD. Ballmer có tài sản ước tính 15,7 tỷ USD. Ảnh: Microsoft News Center.

Đồng sáng lập hãng thời trang Nike Phil Knight sở hữu một chiếc Audi R8 giá 120.000 USD. Ông có khoản tài sản ước tính 14,4 tỷ USD. Ảnh: Google.

Chủ tịch tập đoàn bán lẻ Pháp PPR Francois-Henri Pinault chia sẻ chiếc Lexus với bà xã là ngôi sao Hollywood Salma Hayek. Xe có giá khoảng 40.000 USD. Còn ông chủ có số tài sản ước tính 13 tỷ USD. Ảnh: Wikimedia Commons.

Volvo 240
Ingvard Kamprad là nhà sáng lập của hãng Ikea và có tài sản ước tính 3 tỷ USD. Nhưng chiếc xe mà ông chọn chỉ là Volvo 240 đời 1993. Nếu nó được bán lại vào thời điểm hiện tại, cái giá có thể chỉ là 1.500 USD. Ảnh: Billionairecars.

Laurene Powel Jobs, vợ góa của nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs, lái một chiếc Audi A5 màu bạc. Xe có giá khoảng 37.000 USD. Còn nữ chủ nhân có số tài sản khoảng 9 tỷ USD. Ảnh: audi1.org.

Toyota Prius
Chủ tịch Google Eric Schmidt lái một chiếc Toyota Prius có giá chỉ khoảng 11.000 USD trong khi ông sở hữu số tài sản khoảng 6,9 tỷ USD. Ảnh: Google.

Minh Thủy

Nguồn: VnExpress,ngày 04/05/2012 truy cập từ http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2012/05/xe-hoi-cua-cac-ty-phu-giau-nhat-the-gioi/.

Siêu xe ba miền dạo phố Đà Nẵng

Chiều 30/8, đoàn siêu xe Hà Nội và Sài Gòn đã có mặt đông đủ tại Đà Nẵng. 15h cùng ngày, hơn 30 siêu xe của ba miền đã có buổi dạo phố trên những con đường trung tâm thành phố Đà Nẵng.


Những mẫu xe hàng đầu thế giới lướt qua một số tuyến đường Phạm Văn Đồng, Trường Sa, Hoàng Sa, Bạch Đằng, cầu Thuận Phước... Hàng trăm người dân đổ xuống đường bám theo đoàn siêu xe để chiêm ngưỡng những chiếc xe "có một không hai" mà bấy lâu họ chỉ được xem trên mạng.
Dọc đường đi, thỉnh thoảng một vài xe nẹt pô rồ ga, khiến những "tín đồ" mê xe cảm thấy phấn khích. Sau khoảng một giờ đồng hồ dạo phố, đoàn siêu xe tập kết tại bãi sân bay nước mặn (quận Ngũ Hành Sơn) để tiếp tục các chương trình của mình.

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion

Car Passion
Nhật Minh
Nguồn: VN Express, ngày 31/8/2011, truy cập từ http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2011/08/sieu-xe-ba-mien-dao-pho-da-nang/.

Đoàn siêu xe Sài Gòn tại Đà Nẵng


Lamborghini LP640
Lamborghini LP640 biển số tứ quý của "chủ nhà" Đà Nẵng.

Ferrari 458 Italia
Ferrari 458 Italia màu đen.

Rolls-Royce
Mẫu siêu sang đi giữa hai hàng tre của một resort.

Ferrari 458 Italia
Ferrari 458 Italia.

Ferrari 458 Italia

Supercars
Ferrari California.

Supercars
Rất đông người dân Đà Nẵng đến tại nơi đoàn nghỉ ngơi để thưởng thức các siêu xe.

Supercars

Supercars
Gột sạch bụi bặm sau một hành trình dài.

Supercars
Hướng dẫn siêu xe vào chỗ rửa.

Supercars
Chiếc siêu sang và siêu xe sau khi được gột rửa bụi bẩn.
Ảnh: Minh Nhật
Nguồn: VN Express, ngày 30/8/2011, truy cập từ http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2011/08/sieu-xe-viet-nam-tu-hoi/page_3.asp.

Đoàn siêu xe Hà Nội vào Đà Nẵng


10 chiếc của câu lạc bộ siêu xe Hà Nội đã bắt đầu hành trình đêm 28/8 để đến Đà Nẵng hội tụ với đoàn xe Sài Gòn. Trong đó có tới 5 chiếc Bentley, hai Audi R8, hai Rolls-Royce Phantom và một Ferrari 458 Italia.


Đoàn siêu xe xuất phát từ Hà Nội.
Đoàn siêu xe xuất phát từ Hà Nội.

Đoàn xe Hà Nội sẽ bổ sung vào bộ sưu tập hai thương hiệu mà đoàn Sài Gòn còn thiếu là Audi R8 và Bentley. Một nửa số xe tham gia là Bentley cũng thể hiện sự ưa chuộng của thị trường phía bắc với thương hiệu Anh quốc này.
Chuyến khởi hành từ Nha Trang đi Quy Nhơn là thời điểm đặc biệt của Car&Passion 2011. Từ sáng sớm, nhiều người đã đứng chờ ở cổng khách sạn Sunrise. Đúng 9h, chiếc Lamborghini LP640 ra khỏi cổng bị vây chặt bởi dòng người cầm sẵn trên tay máy anh hoặc điện thoại. Sau khi đổ xăng, cả một dòng xe máy dài chạy theo.

Những người đam mê siêu xe đón đoàn tại Nha Trang.
Những người đam mê siêu xe đón đoàn tại Nha Trang.

Trên đường đi Quy Nhơn, có những chiếc ôtô cùng chiều bấm đèn passing để nhập đoàn. Thậm chí có chiếc Kia Sportage ngược chiều còn quay lại, đi song song để chụp ảnh một sự kiện về siêu xe lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Sự chặt chẽ trong khâu tổ chức, nghiêm chỉnh của các thành viên giúp Car&Passion 2011 chưa có sự cố nào. Ngày 29/8, đoàn xe từ Quy Nhơn đi Đà Nẵng để chuẩn bị cho đêm gala hội tụ siêu xe của hai miền Nam-Bắc.

Trọng Nghiệp

Nguồn: VN Express, ngày 29/8/2011, truy cập từ http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2011/08/doan-sieu-xe-ha-noi-vao-da-nang/.

100 chiếc Rolls-Royce diễu hành trên phố

(Dân trí) - Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 100 năm biểu tượng huyền thoại “Spirit of Ecstasy” của hãng xe Rolls-Royce diễn ra tại London (Anh) hôm 6/2 vừa qua.
Đúng 100 chiếc Rolls-Royce cổ và đời mới đã tập trung về khu Rạp xiếc Piccadilly, Quảng trường Trafalgar và Quảng trường Quốc hội ở thủ đô London của Anh quốc để tham gia diễu hành kỷ niệm 100 năm biểu tượng “Spirit of Ecstasy” được lắp trên ca-pô xe Rolls-Royce.
Sáng Chủ Nhật, 6/2, lễ diễu hành của 100 chiếc Rolls-Royce đã tạm ngưng giao thông trên nhiều con phố ở London
Đằng sau bức tượng “Thiếu phụ bay” bằng bạc gắn trên mũi xe Rolls-Royce suốt 100 năm qua là câu chuyện tình của nhà quý tộc Anh John Montagu với cô trợ lý Eleanor Thornton hơn tuổi. Hai người quen nhau khi cùng làm việc tại tạp chí Car Illustrated.
Khi họa sĩ Charles Skyes, một người bạn của cặp tình nhân, được mời thiết kế biểu tượng cho Rolls-Royce, nhà quý tộc Montagu đã gợi ý lấy Thornton làm người mẫu, và từ đó ra đời bức tượng “Thiếu phụ bay”, hay “Spirit of Ecstasy”.
Bà Eleanor Thornton






Khởi thủy vào năm 1904, xe Rolls-Royce không có biểu tượng gì nằm chính giữa nắp ca-pô. Biểu tượng “Spirit of Ecstasy” xuất hiện lần đầu trên xe Rolls-Royce là vào ngày 6/2/1911 dưới dạng trang bị tùy chọn và từ thập niên 20 trở thành trang bị tiêu chuẩn của xe.
Cho đến nay, “Spirit of Ecstasy” vẫn được xem là biểu tượng đẹp và lãng mạn nhất thế giới, không chỉ trong lĩnh vực xe hơi.
Nhật Minh
 
Theo Telegraph, DM, MSN

Nguồn: Báo điện tử Dân trí, ngày 09/02/2011, truy cập từ http://dantri.com.vn/c111/s111-456224/100-chiec-RollsRoyce-dieu-hanh-tren-pho.htm.