Trang

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Infix PDF Editor: Chỉnh sửa file PDF dễ như trong MS Word

 

Lượt xem 55478
          

 
 
 
Ứng dụng còn cung cấp tính năng tạo tập tin PDF từ các trình soạn thảo văn bản.
 
Infix PDF Editor (IPE) được cung cấp tại đây (dung lượng: 26 MB), tương thích với Windows XP/Vista/7. Sau khi cài đặt, các bạn đọc phần hướng dẫn đăng ký sản phẩm để sử dụng đầy đủ chức năng của chương trình.
Giao diện chính của IPE.

Chỉnh sửa PDF

Với IPE, việc chỉnh sửa PDF trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. IPE giúp bạn chỉnh sửa từng ký tự, thực hiện các định dạng trong văn bản PDF như trên Word. Một trong những tính năng khá hữu dụng của IPE là Find & Replace, giúp tìm kiếm và thay thế một số ký tự bị sai cùng lúc. Trước tiên, bạn vào Edit > Find & Replace > chọn Replace… (phím tắt: Ctrl + H). Sau đó, nhập từ khóa cần sửa vào ô Find, nhập từ sẽ dùng thay thế cho từ sai kia vào ô Replace. Cuối cùng, nhấn Replace để thay từng từ tìm được, hoặc nhấn Replace All để nhờ IPE thay thế đồng loạt mọi chỗ sai. Bạn có thể nhấn Show Results để xem lại lịch sử thao tác thay thế mà IPE đã thực hiện, nếu có sai sót thì sửa lại cho đúng.
Tính năng Find & Replace trên IPE.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng IPE để chèn thêm hình ảnh, chữ ký vào các trang văn bản. Cũng trong thẻ Edit, bạn chọn Images > Insert… > chỉ định hình ảnh muốn chèn thêm vào. IPE hỗ trợ các định dạng ảnh *.JPG, *.TIF, *.BMP, *.PNG. Còn tính năng chèn chữ ký (Signature) thì cho phép chọn thêm một tập tin có định dạng *.PDF để chèn vào trang hiện tại. Sau khi chèn, bạn kéo các góc của đối tượng để chỉnh kích thước và đặt ở vị trí thích hợp.
Thêm trang mới

IPE cho phép bạn thêm trang mới bằng hai lựa chọn là Insert New (thêm một trang trắng hoàn toàn) và Insert From Document (chèn thêm các trang mới từ nội dung của một tập tin sẵn có), trong thẻ Document > Pages. Nếu chọn Insert New, bạn nhập vào ô Create số trang mới cần thêm từ trang hiện tại; còn với Insert From Document thì bạn phải chỉ định tập tin sẽ dùng chèn vào tiếp từ trang hiện tại > nhấn OK. Ngoài ra, bạn có thể chọn After hoặc Before để yêu cầu chèn các trang mới là sau hay trước trang hiện tại. Những trang văn bản mới này cũng được dùng để soạn thảo thêm, chỉnh sửa nội dung đầy đủ tính năng như các trang có sẵn.
Thêm trang văn bản mới.

Tạo PDF từ các trình soạn thảo khác

Mặc định, khi cài đặt thành công, sẽ có một máy in ảo của IPE trên hệ thống, giúp bạn tạo tài liệu PDF từ các trình soạn thảo khác. Theo đó, bạn vào chế độ in ấn trên trình soạn thảo, rồi lựa chọn máy in Infix PDF ở trường Name > nhấn OK. Ngay lập tức, văn bản trên Word đã được chuyển thành PDF và chương trình tự động mở cho bạn xem bằng IPE.

Một số tính năng khác

- Làm nổi bật một đoạn văn bản: Trước tiên, bạn nhấn vào biểu tượng Text edit tool trên thanh công cụ, rồi bôi đen đoạn văn bản cần làm nổi bật. Sau đó, vào thẻ Text > Highlight > chọn Add. Nếu có yêu cầu nhập tên người dùng thì bạn nhập vào tên bất kỳ.
Làm nổi bật văn bản.

- Thêm ghi chú: Bạn vào Tools > Commenting > Sticky Notes > nhấn chuột lên vị trí trên văn bản muốn để lại ghi chú > nhập nội dung ghi chú vào ô trống hiện ra. Ngoài ra, trong nhóm Commenting này, còn có một số công cụ giúp vẽ vời làm nổi bật nội dung như: Cribbles tool (vẽ một đường màu lên văn bản), Rectangle tool (vẽ hình vuông), Circles (hình bầu dục), Polygons (một hình đa giác),…
Thêm ghi chú.

Phạm Lý Thành
 
Nguồn: Tạp chí Thế Giới Vi Tính, ngày 24/10/2012 truy cập từ http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/lam-the-nao/2012/10/1233752/infix-pdf-editor-chinh-sua-file-pdf-de-nhu-trong-ms-word/.

Quá trình phát triển và xu hướng của TV

Được phát minh vào thập niên 1920, TV luôn phát triển song hành với nhu cầu giải trí của con người. Và đến năm 2013, chúng ta đang được chứng kiến một bước phát triển ngoạn mục chưa từng có trong lịch sử với công nghệ TV tương tác thông minh độc đáo.
 
Thông tin Infographic sau sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về sự phát triển của các thế hệ TV trong các giai đoạn từ đen trắng cho đến TV thông minh ngày nay:

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Vàng, Buffett và một trật tự tiền tệ mới

Warren Buffett được coi là Yoda1 của giới tài chính. Ông là nhà đầu tư xuất sắc nhất trong việc tạo ra lợi nhuận trong nền kinh tế Mỹ. Với ông, vàng chỉ là một thứ sau khi được lôi ra khỏi mặt đất thì được lưu trữ trong hầm. Vàng không tạo ra lợi nhuận.

warren-buffett
Warren Buffett kiếm tiền trong khoảng 70 năm trong khi vàng đã bảo toàn giá trị trong khoảng 5.000 năm. Buffett sẽ chết còn vàng thì không Warren Buffett được coi là Yoda1 của giới tài chính. Ông là nhà đầu tư xuất sắc nhất trong việc tạo ra lợi nhuận trong nền kinh tế Mỹ. Với ông, vàng chỉ là một thứ sau khi được lôi ra khỏi mặt đất thì được lưu trữ trong hầm. Vàng không tạo ra lợi nhuận.

Sự khác biệt lớn là ở chỗ Buffett kiếm tiền trong khoảng 70 năm trong khi vàng đã bảo toàn giá trị trong khoảng 5.000 năm. Buffett sẽ chết còn vàng thì không. Khả năng kiếm tiền của Buffett phụ thuộc vào sự tăng trưởng liên tục của kinh tế Mỹ. Quan trọng hơn là nó phụ thuộc vào kỹ năng của một nhà đầu tư. Còn vàng thì bất tử.

Vàng sẽ tiếp tục tồn tại ngay cả không có kinh tế Mỹ. Vàng không có khả năng đầu tư nhưng giá trị của vàng đã tăng 42 lần trong nhiều năm qua.

Vàng sẽ đem lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận tốt hơn nếu được mua vào năm 1970, sau đó bán tại mức giá 850 USD/ounce và mua lại vào năm 2005 với giá khoảng 300 USD/ounce. Lợi nhuận sẽ là gần 120 lần nếu các nhà đầu tư mua vàng từ những năm 60.

Thế giới đều biết rằng vàng sẽ luôn luôn bảo toàn giá trị theo thời gian, nhưng cũng cần biết rằng Buffett đã làm rất tốt. Cho đến nay, mọi người đều biết đến khả năng của ông, biết ông làm được những gì.
Về phía vàng, mức tăng tới 42 lần trong những năm qua là rất đáng kể. Dù chính phủ Mỹ cam kết sẽ đảm bảo giá trị đồng USD, nhưng mọi người đang mất niềm tin vào điều này. Nếu Mỹ mất quyền bá chủ của USD, giá trị của đồng USD sẽ giảm rất nhiều. Tài sản của Warren Buffett có thể tăng lên trong điều kiện USD yếu hơn. Nhưng nếu Mỹ mất của cải và quyền lực nhiều hơn vào thời điểm này và kinh tế Mỹ chìm trong lạm phát, giá trị thực của tài sản của ông có thể được đo trong vàng? Nói cách khác, tài sản của ông phụ thuộc vào sự giảm giá của USD.

Trong khi đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục giữ vàng dự trữ lớn nhất thế giới với 8.133 tấn, hơn 4742 tấn so với mức 3.391,3 tấn do Đức nắm giữ. FED coi đây là một tài sản dự trữ quan trọng để tài trợ nhập khẩu nếu USD không được chấp nhận. Ngay cả bây giờ, ông Ben Bernanke vẫn giữ quan điểm cho rằng vàng không phải là tiền. Vậy tại sao phải giữ vàng?

“Vàng không được mua để kiếm tiền nhưng được mua bởi những người có tiền.” Câu nói trên đã nêu bật sức hấp dẫn của vàng. Đó là lý do tại sao người Ấn Độ sở hữu tới 20.000 tấn vàng còn Trung Quốc đang mua nhiều như thể họ có đủ khả năng giữ giá vàng tiếp tục tăng. Ngân hàng trung ương các quốc gia mới nổi cũng đang mua liên tục vàng với lý do tương tự như Mỹ.

Vàng là một bảo hiểm cho chính phủ và hệ thống tiền tệ của quốc gia, nhằm đảm bảo an ninh tài chính. Do vậy, vàng chưa bao giờ bị cạnh tranh bởi các hoạt động đầu tư khác. Vàng cũng giúp các nhà đầu tư giữ lại tài sản thông qua hai cuộc chiến tranh thế giới và sự giảm giá của tiền.

Tất nhiên Warren Buffett sẽ không đầu tư vào vàng vì ông là một nhà điều hành xuất sắc và sẽ tiếp tục làm tốt miễn là ông còn có thể quản lý các khoản đầu tư. Ông vẫn tiếp tục sáng chói trong hệ thống tài chính vốn dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, ông vẫn như chết như các Hiệp sĩ Jedi.

Cần có các kỹ năng trong xử lý vàng để mua vàng tại mức giá thấp trước sự thay đổi của hệ thống. Nhiều khả năng vàng sẽ tiếp tục tăng giá, bất kể mức độ bất ổn ở phía trước. Giá vàng theo USD sẽ tăng cao hơn mức tăng trong 40 năm qua và vàng trở thành một phần quan trọng trong hệ thống tiền tệ trong tương lai.
——————
1. Yoda là một nhân vật trong bộ phim truyện nổi tiếng Chiến tranh giữa các vì sao. Yoda là bậc thầy cả về khả năng linh cảm và kĩ năng cận chiến sử dụng kiếm laser. Yoda thọ 900 năm và đào tạo rất nhiều hiệp sĩ Jedi từ khi họ mới bộc phát năng khiếu Jedi đến khi họ trở thành một thầy Jedi hùng mạnh (theo wiki).
VangVietNam





 
 

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Né cú tát của “gấu vàng”

Thị trường vàng Việt Nam như ở xa tầm cú tát của “gấu vàng” trên thị trường thế giới...

 

Né cú tát của “gấu vàng”
Gần hai tháng qua, giá vàng thế giới chứng kiến những cú rơi mạnh, có gượng nhưng rồi lại trượt sâu. Trong nước, hai tháng qua, giá vàng cũng đã giảm đáng kể, nhưng chỉ hơn 7%.
 

Một lần nữa chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới lại vượt xa mức 6 triệu đồng/lượng…
Ở chứng khoán, thị trường con gấu (bear market) là thuật ngữ dùng để nói một xu hướng đi xuống kéo dài, như cú tát của con gấu từ trên xuống. Ngược lại, thị trường bò tót (bull market) dùng để nói một xu hướng đi lên kéo dài, như cú húc của chú bò tót từ dưới lên.

Thông thường, giá chứng khoán sụt giảm kéo dài, mất từ 20% so với đỉnh cao nhất, được xem là thị trường con gấu. Và ngược lại.

Ở vàng, một “thị trường con gấu” với cú tát của nó dường như đang hình thành.

Một kiểu… luộc ếch

Gần hai tháng qua, giá vàng thế giới chứng kiến những cú rơi mạnh, có gượng nhưng rồi lại trượt sâu. Trong khoảng thời gian đó, giá vàng thế giới từ trên 1.600 USD/oz, xuống thấp nhất gần 1.350 USD/oz và hiện như đang trong hành trình thử lại đáy này, tức giảm khoảng 15%.

Trong nước, hai tháng qua, giá vàng cũng đã giảm đáng kể, nhưng chỉ hơn 7%. Giảm ít hơn và trượt chậm hơn.
Chênh lệch giá vì thế doãng rộng và có lý do của nó. Nhưng cũng chính vì thế mà thị trường trong nước đến lúc này có thể nói đã né đi cú tát của “gấu vàng” thế giới.

Trao đổi với báo chí mới đây, ông Lê Minh Hưng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nói rằng, một trong những mục tiêu bình ổn thị trường vàng trong nước là làm sao giữ được ổn định, tránh được những cú sốc gây xáo trộn hay tác động tiêu cực tới vĩ mô. Thời gian qua, thị trường vàng trong nước ít sóng, ít sốc, nên đã hạn chế được những xáo trộn.

Giả sử, cú tát của “gấu vàng” thế giới chuyển nguyên đòn vào thị trường vàng Việt Nam, ông Hưng dự tính sẽ có những bất ổn. Như hiện nay, giá trong nước sẽ giảm về khoảng 34,5 triệu đồng/lượng, một dòng vốn lớn có thể đổ xô vào vàng, phía sau đó là thanh khoản hệ thống ngân hàng lung lay, xáo trộn lãi suất và nhiều hệ lụy… Thực tế những năm trước đã chứng minh tác động ghê gớm của những “cú tát” như vậy.

Thực tế giá trong nước có giảm, nhưng trượt dần và gần như không gây sốc hay hỗn loạn như từng có trước đây. Tác động từ những biến động rất mạnh trên thị trường thế giới, ngay cả cú rơi khủng khiếp ngày 15/4 vừa qua, đã bị pha loãng như một kiểu… luộc ếch.

Trong đời sống thường ngày, chuyện luộc ếch vẫn được dẫn như một ví dụ kinh điển về sự thay đổi, hay tránh gây sốc. Chuyện là, nếu luộc một con ếch bằng cách thả thẳng vào nồi nước đang sôi, nó sẽ nhảy vọt hoặc quậy mạnh; nhưng nếu nhẹ nhàng để vào nồi nước lạnh, đun nóng từ từ, con ếch sẽ nằm im đến khi không đủ sức để quậy.

Bình ổn thị trường vàng vừa qua giống như ví dụ trên vậy. Nếu liên thông và bắt nhịp ngay sự nóng bỏng của thị trường thế giới, như cú rơi ngày 15/4 hay liên tiếp những phiên giảm khá mạnh gần đây, thị trường trong nước chắc chắn sẽ quậy mạnh và khiến nhiều vấn đề khác có thể nghiêng ngả theo.

Câu hỏi là, vì sao thị trường vàng trong nước lại “bị luộc” và không quậy? Vì không có sự liên thông; thêm nữa, lúc này Ngân hàng Nhà nước đang tạo tín hiệu giá.

Khó “thả câu” vào đấu thầu vàng

Ngoại trừ phiên ngày 16/4 sau
cú rơi ba mươi năm có một trên thị trường thế giới, suốt 18 phiên đầu thầu còn lại tính đến ngày 17/5, các thành viên tham gia đều khó “thả câu” để kiếm những chú cá lớn là chênh lệch giá.

Những phiên đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước gây thất vọng khi chào giá quá chát, cao hơn thị trường tại cùng thời điểm. Giá đấu thầu của hầu hết các thành viên chỉ bám sát giá sàn, bởi đặt cao hơn, giá cao hơn mức đang giao dịch bên ngoài thì có thể lỗ.

Những phiên tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục bán giá cao. Nhìn nhận của các thành viên dự thầu hẳn đã thay đổi. Nhà bình ổn đang phát đi tín hiệu giá, và giá trên thị trường (trong nước) xoay quanh nó. Quan trọng hơn, tạm thời không có mục tiêu hạ giá đấu thầu thật thấp để nhanh chóng thu hẹp chênh lệch với giá thế giới. Một số thành viên dự thầu bắt đầu mạnh dạn đặt giá cao hơn, thậm chí có phiên cao hơn giá sàn trên dưới 150.000 đồng/lượng. Có lẽ họ tin rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ không hạ giá thấp, thị trường định hình theo đó, chênh lệch vẫn lớn và chưa thể thu hẹp ngay, nên đặt cao vẫn có thể bán lại được giá cao hoặc vẫn có lợi.

Nhưng rồi những phiên gần đây, mua vàng đấu thầu nếu không đẩy hàng được ngay thì dễ lỗ. Giá đặt thầu không còn vượt xa giá sàn, hay việc “thả câu” trở nên khó khăn, mà thực tế là loạt phiên “ế” vàng đấu thầu khá lớn. Ngân hàng Nhà nước vẫn bán giá sát thị trường, trong khi giá thế giới liên tục giảm và vẫn có sự lôi kéo nhất định.

Một phần nguyên nhân là do các ngân hàng thương mại đã mua và tất toán trạng thái đáng kể. Nhưng nhu cầu hiện vẫn lớn, chỉ có điều rủi ro giá xuống thể hiện rõ những phiên vừa qua khiến họ dè chừng.

Còn Ngân hàng Nhà nước, đến nay vẫn giữ quan điểm không áp giá bán theo nhịp biến động mạnh của giá thế giới. Ngoài việc tránh thả thẳng ếch vào nồi nước nóng, né cú tát của “gấu vàng” thế giới để giảm thiểu những xáo trộn hoặc bất ổn có thể xẩy ra, có lẽ họ vẫn e ngại nếu cái ao của mình bị khách thả câu và bắt được những chú cá lớn.


MINH ĐỨC
Nguồn: VnEconomy ngày 18/05/2013 truy cập từ http://vneconomy.vn/20130518033033686P0C6/ne-cu-tat-cua-gau-vang.htm.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam

Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam (Dương Tố Đào, Đại học Công Nghệ Sài Gòn):


 

 



 
  
Xem thêm nhận xét về video clip:
 

Một số sai sót trong clip 10 phút về Lịch sử Việt Nam

"Khu vực Nam Bộ thuộc vương quốc Phù Nam và vùng Tây Bắc không phải kết quả của hiệp định giữa thực dân Pháp với nhà Thanh" là những góp ý của PGS Sử học Vũ Duy Mền cho clip 10 phút về lịch sử Việt Nam.
Chia sẻ với VnExpress, PGS Vũ Duy Mền, Viện Sử học Việt Nam, ghi nhận công sức tìm tòi của nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn khi làm clip 10 phút về Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Theo ông, đó là sự sáng tạo trong cách thể hiện của sinh viên về lịch sử Việt Nam. Các em có kiến thức lịch sử tốt, đáng khích lệ vì giúp người xem hào hứng với những điều tưởng chừng khô khan.
Nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn làm clip về lịch sử gây sốt trên mạng.
Tuy nhiên, PGS Mền cho rằng cần chỉnh sửa hai điểm cho chính xác. Đó là khu vực Nam Bộ trong clip nói rằng vùng đất này trước khi chúa Nguyễn Hoàng (1558-1612) vào mở rộng là đất thuộc Campuchia, điều đó không đúng với lịch sử. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, vùng đất Nam Bộ thuộc vương quốc Phù Nam.
Là quốc gia ven biển, lãnh thổ Phù Nam rất rộng lớn, bao gồm vùng đất Campuchia, phía Nam Việt Nam, Đông Nam và phía Tây Thái Lan, kéo dài đến phía Nam nước Lào và đến tận cực Nam bán đảo Malaysia, mà trung tâm là vùng Nam Bộ. Cư dân gồm đa sắc tộc (bên cạnh người bản địa còn có người gốc Mã Lai - Đa Đảo - từ biển vào).
Sau năm 627, Phù Nam bị sáp nhập vào Chân Lạp của người Khmer, Chân Lạp lại phân ra Lục Chân Lạp thuộc vùng trung lưu sông Me Kong và Thủy Chân Lạp, miền hạ lưu. Đến thế kỷ XVII- XVIII, vùng đất xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam đã tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.
Một điểm cần sửa nữa là vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu và Điện Biên không phải là kết quả của hiệp định giữa thực dân Pháp với nhà Thanh. Từ thời Lê Thái Tổ (1428-1433), sử cũ đã ghi "mùa xuân năm 1432, sai thân vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ". Mường Lễ chính là tỉnh Lai Châu và Điện Biên ngày nay.
"Tác giả nên chỉnh sửa hai chi tiết nêu trên trong clip cho phù hợp với lịch sử khách quan, để tác dụng của nó được nhân rộng, người dân hiểu đúng hơn", PGS Mền nói.
Ngày hôm 6/1, clip lịch sử "Việt Nam hình hài một chữ S" của nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn xuất hiện và gây sốt trên mạng. Tác giả Dương Tố Đào cho biết, clip được xây dựng từ sự gợi ý và động viên của giáo viên hướng dẫn làm clip về lịch sử Việt Nam kết hợp với phong cách đồ họa infographic.
 
Hoàng Thùy
 
 

Lịch sử mở rộng lãnh thổ Việt nam

Lịch sử mở rộng lãnh thổ Việt nam
 

Một số mốc quan trọng của lãnh thổ Việt Nam
 
Thời Hồng Bàng Một số sử liệu cho rằng vào đầu thời kỳ Hồng Bàng, bộ tộc Việt có lãnh thổ rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử đến vùng Thanh Hóa.
 
Photobucket
 
Bản đồ cho thấy lãnh thổ Việt Nam bao gồm sông Dương Tử đến Thanh Hoá (hình trên)
Sau này nhà nước Văn Lang của bộ tộc Lạc Việt hình thành trên vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã và đồng bằng Sông Lam ,rồi đến thời kỳ Âu LạcThục Phán sau khi chiếm được Văn Lang đã sát nhập vào đất của mình, nước Âu Lạc có lãnh thổ từ phía nam sông Tả Giang (Quảng Tây-Trung Quốc) kéo xuống dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh)
 
Thời Bắc thuộcLãnh thổ của dân tộc Việt thời kỳ này, trong sự cai quản của chính quyền trung ương các triều đại Trung Hoa, tiến về phía nam đến vùng Hà Tĩnh hiện nay, thỉnh thoảng các quan cai trị Giao Chỉ (hoặc Giao Châu) tiến xuống phía nam đánh Chiêm Thành và đưa thêm vùng đất từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân vào cai trị nhưng không giữ được lâu vì sau đó Chiêm Thành thường lấy lại được. Ranh giới lãnh thổ về phía nam đôi khi được nhắc trong sử liệu là một cột mốc bằng đồng dựng lên bởi Mã Viện sau khi chinh phạt sự nổi dậy của Hai Bà Trưng, còn gọi là cột đồng Mã Viện.
Photobucket
Thời kỳ lãnh thổ Việt Nam
còn là một tỉnh của Trung Quốc (hình trên)

Thời phong kiến tự chủ: nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê Sau khi giành độc lập từ Trung Quốc, trong thời đại Ngô-Đinh-Tiền Lê kéo dài 70 năm (939-1009) lãnh thổ của Việt Nam tương ứng với lãnh thổ nhà nước Văn Lang cũ. Ranh giới phía nam tại dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh)

Quá Trình Mở Rộng Lãnh Thổ Về Phía Nam
 Photobucket
 
Đánh Chiêm Thành:
 
Nhà Lý-Trần-Hồ

Đây là thời kỳ thường xuyên có các cuộc giao tranh giữa Đại Việt với Chiêm Thành ở phía nam. Phần thắng thường thuộc về Đại Việt, vốn là nước mạnh hơn.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Củ. Chế Củ buộc phải dâng đất của ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cầu hòa. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất mới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại Việt thêm vùng đất này, nay là Quảng Bình và bắc Quảng Trị.
 
Năm 1306, thuộc vào một giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp, nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Mân.
 
Đổi lại Chế Mân dâng đất cho Đại Việt gồm Châu Ô và Châu Rí. Các vùng đất này được vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, nay thuộc vùng nam Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, lãnh thổ Đại Việt phía nam tới đèo Hải Vân.Những năm đầu thời kỳ nhà Hồ, từ 1400 đến 1403, nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chiêm Thành và đã mở mang được lãnh thổ từ đèo Hải Vân tới bắc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Tuy nhiên phần lãnh thổ này bị Chiêm Thành lấy lại sau khi nhà Hồ sụp đổ (1407)
Nhà Hậu Lê
Trong thời kỳ đầu nhà Hậu Lê, Chiêm Thành và Đại Việt quan hệ tương đối giao hảo.Đến năm 1470 quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành căng thẳng, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm 20 vạn quân đánh Chiêm Thành. Năm 1471, quân Đại Việt phá tan kinh đô Đồ Bàn (thuộc Bình Định ngày nay), tiêu diệt vua Trà Toàn cùng 7 vạn quân Chiêm Thành, và sát nhập miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân đến bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt, đặt tên vùng đất mới là thừa tuyên Quảng Nam. Lãnh thổ của Đại Việt được kéo về phía nam đến núi Thạch Bi, nay thuộc Phú Yên. Lê Thánh Tông có khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi, ghi công mở đất và phân định ranh giới. Chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nét chữ lờ mờ sứt mẻ, không thể trông rõ được.

Các chúa Nguyễn (Đàng Trong)
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, do áp lực từ các cuộc tấn công của chúa Trịnh từ phương bắc và nhu cầu mở rộng đất đai về phương nam, các chúa Nguyễn đã bắt đầu một công cuộc mở mang bờ cõi Việt Nam về phía nam chưa từng thấy trong lịch sử.
Photobucket
Thời kỳ Đàng Trong Đàng Ngoài (hình trên)
Năm 1611, Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh đem quân vào đánh nước Chiêm Thành lấy đất lập ra phủ Phú Yên chia ra làm hai huyện là Đồng Xuân và Tuyên Hòa, nay thuộc Phú Yên.
Năm 1653 vua nước Chiêm Thành là Bà Thấm nhằm đòi lại đất Phú Yên đã đưa quân sang đánh chiếm. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ là Hùng Lộc sang đánh. Bà Thấm phải dâng thư xin hàng. Chúa Nguyễn để từ sông Phan Lang trở vào cho vua Chiêm, còn từ sông Phan Lang trở ra lấy làm phủ Thái Ninh, sau đổi làm phủ Diên Khánh, nay thuộc Khánh Hòa. Tại đây đặt dinh Thái Khang để Hùng Lộc làm thái thú.
Năm 1693 với lý do vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh bỏ không tiến cống, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai quan tổng binh là Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đi đánh bắt được Bà Tranh cùng thân thuộc về Phú Xuân (Huế).
 
Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất này cho con cháu của Bà Tranh làm đề đốc trấn giữ, bắt đổi y phục như người Việt Nam để phủ dụ dân Chiêm Thành.Tuy nhiên, do sự kháng cự của người Champa và cũng cần tập trung cho việc khai phá đất Nam bộ của Chân Lạp nên qua năm 1695, chúa Nguyễn đổi Thuận Phủ ra làm Thuận Thành Trấn, dành cho người Chăm cơ chế tự trị nhưng vẫn thuộc sự bảo hộ của chúa Nguyễn. Đến năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ cơ chế tự trị trên và lập thành tỉnh Bình Thuận
 
Đánh chiếm Chân Lạp

Photobucket

 Bản đồ chỉ rõ Đế Chế KHMER và lãnh thổ Cham Pa
trước khi sáp nhập vào Nam Việt (hình trên)

 Các Chúa Nguyễn (Đàng Trong)
Trong thời kỳ này, nhiều dân Việt ở Đàng Trong bỏ dải đất miền Trung khắc nghiệt, vào khai khẩn đất làm ruộng ở Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai và buôn bán ở Sài Gòn vốn là đất của Chân Lạp, nhưng không gặp phản kháng gì đặc biệt.
Năm 1623 chúa Nguyễn Phúc Nguyên gây áp lực với Chân Lạp, "mượn" vùng đất Prey Nokor (Sài Gòn ngày nay) đặt trạm và quan chức thu thuế lưu dân Việt đang sinh sống xung quanh ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa
Năm 1658, vua nước Chân Lạp mất, nội bộ nước Chân Lạp lục đục vì tranh giành ngôi. Chúa Nguyễn Phúc Tầnđã giúp một hoàng thân Chân Lạp lên ngôi, đáp lại vị vua mới của Chân Lạp đã ký hiệp ước triều cống chúa Nguyễn hàng năm và cho phép người Việt được làm chủ vùng đất đã khai hoang ở Sài Gòn, Đồng Nai và Bà Rịa. Tại khu vực này lưu dân Việt sinh sống ngày càng đông đúc, chúa Nguyễn đã phải cử một đội quân mạnh để giữ gìn an ninh cũng như đặt các quan cai trị và thu thuế.
Năm 1679 có quan nhà Minh gồm Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến là Tổng binh Trấn thủ đất Long môn (Quảng Tây), Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binh châu Cao, Lôi, Liêm (Quảng Đông) không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3000 người cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Đại Việt. Chúa Hiền nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (Gia Định). Những người này chia nhau ở đất Lộc Đã (Đồng Nai), Ban Lân (Biên Hòa) và Mỹ Tho (Tiền Giang), cày ruộng, làm nhà, lập ra phường phố, có người phương Tây, người Nhật Bản, người Chà Và đến buôn bán khá đông.
 
Năm 1698 chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp. Ông chia đất Đông Phố của những người Tàu ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Ông đặt Trấn Biên dinh (Biên Hòa), đất Trấn Biên thì lập làm xã Thanh Hà, và Phan Trấn dinh (Gia Định), đất Phan Trấn thì lập làm xã Minh Hương, rồi sai quan vào cai trị.

Chúa Nguyễn lại chiêu mộ những kẻ lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất, những người Việt và Tàu ở đây đều thuộc về sổ bộ nước Việt của chúa Nguyễn. Năm 1699, triều đình Chân Lạp tổ chức một cuộc phản công nhằm dành lại nhưng bị thất bại.
 
Năm 1680 Mạc Cửu, một người gốc Quảng Đông, khi nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh đã cùng gia quyến bỏ sang Chân Lạp, mở sòng bạc và cai quản 7 xã gồm toàn lưu dân, gọi là Hà Tiê, Mạc Cửu mở rộng đất đai của mình gồm vùng đất Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc khi đó đang thuộc Chân Lạp nhưng Chân Lạp không kiểm soát được. Năm 1718 để tránh áp lực thường xuyên của Xiêm La sang cướp phá, Mạc Cữu đã dâng đất khai phá xin nội thuộc về chúa Nguyễn, chúa đổi tên thành Trấn Hà Tiên, phong cho Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ lại được làm chức đô đốc, tiếp tục cai quản Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy, mở chợ, làm đường và đưa người về dạy Nho học để khai hóa đất Hà Tiên.
Năm 1739 Mạc Thiên Tứ mở rộng đất đai kiểm soát của mình sang bán đảo Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng. Đưa thêm các vùng đất mới này vào Trấn Hà Tiên thuộc lãnh thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn.
 
Năm 1753, biết vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thông sứ với chúa Trịnh ở ngoài Đàng Ngoài để lập mưu đánh chúa Nguyễn, chúa Nguyễn sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm 1755, Nặc Nguyên (Ang Tong) thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ, rồi xin dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Long Xuyên và Cần Thơ) cho chúa Nguyễn để cầu hòa.
Năm 1757 Nặc Nguyên (Ang Tong) mất, chú họ là Nặc Nhuận đang xin chúa Nguyễn phong cho làm vua thì bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Quan tổng suất là Trương Phúc Du thừa kế sang đánh thắng Nặc Hinh. Chúa Nguyễn cho lập Nặc Tôn (Outey II) , con Nặc Nhuận, vốn đang nương nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên trong lúc hoạn nạn, làm vua Chân Lạp. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa Sông Tiền và Sông Hậu tương ứng với Châu Đốc, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh) để tạ ơn chúa Nguyễn.
 
Nặc Tô lại dâng 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ (5 phủ này về sau khi Pháp thành lập Liên bang Đông Dương đã cắt trả về cho Cao Miên, ngày nay là 2 tỉnh Takéo và Kampot). Mạc Thiên Tứ đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản. Đất thuộc 6 tỉnh miền nam Việt Nam bây giờ thì trước đó là đất của Chân Lạp, tuy nhiên trước đó thì Chân Lạp lại là kẻ chiếm đất của Phù Nam đã từng tồn tại từ khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 tại đồng bằng sông Mekong.
 
Hoàn thiện lãnh thổ
Nhà Nguyễn Vào năm 1830, vua Minh Mạng sát nhập vùng đất Tây Nguyên ngày nay và đưa vào bản đồ Đại Nam (vùng đất Tây Nguyên trước kia là vùng độn giữa Chân Lạp và Champa, nó không thực sự thuộc về bên nào mà khi thì thuộc Champa, khi thì Chân Lạp tùy theo sức mạnh từng thời kỳ của 2 quốc gia này), trong quá trình Nam tiến các chúa nhà Nguyễn hoàn toàn bỏ quên khu vực Cao nguyên mà chỉ tiến theo vùng đồng bằng, mãi tới năm 1830 mới được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mặc dù không hề có người Kinh sinh sống cũng như quan cai trị. Tây Nguyên lúc đó được xem là vùng tự trị của Việt Nam.
 
Năm 1885, Pháp (khi đó đang bảo hộ Việt Nam) đã gây ra với Trung Hoa cuộc chiến tranh Pháp-Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng ở Bắc Kỳ. Kết thúc, Pháp thắng và theo công ước Pháp-Thanh 1885, khu vực ở Tây Bắc gồm Lai Châu, Điện Biên và một phần Lào Cai thuộc về xứ Bắc Kỳ (trước đó khu vực này cũng là vùng đệm giữa các triều đại Trung Hoa và Việt Nam).
Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam còn có sự kiện Nguyễn Công Trứ có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820.

Nguồn: Trường Trung Học Phổ Thông Đại Việt (www.dvs.daivietedu.org) ngày 01/05/2013 truy cập từ http://www.dvs.daivietedu.org/Home/cac-cau-lac-bo/dai-viet-history/lch-s-m-rng-lnh-th-vit-nam.

Bản đồ lịch sử Việt Nam (Thời Bắc Thuộc, Thời Lý-Trần-Hồ, Thời Mạc-Trịnh, Thời Tây Sơn-Nguyễn)

1. Thời kỳ Bắc Thuộc

1.Bản đồ nước Văn Lang
 


 
 
 
2.Nước Âu Lạc
 

 
 
3.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
 


 


 
 
 
4.Nước Vạn Xuân – Khởi nghĩa Lý Bí
 



 
 
 
5.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
 
 
 
6.Khởi nghĩa Phùng Hưng
 
 
 
7.Khởi nghĩa chống Nam Hán lần 1 (930-931)
 
 
 
8.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
 


 
 
 
9.Bản đồ nước ta năm 944
 
 
 
 
2.Thời Lý-Trần-Hồ
 

1.Bản đồ nước ta thời Lý
 


 
 
 
2.Bản đồ Lý Thường Kiệt chống Tống
 


 
 
 
3.Bản đồ nước ta thời nhà Trần

 
 
 
4.Bản đồ quân ta chống quân Mông Nguyên lần 1 -1254
 


 
 
 
5.Bản đồ quân ta chống quân Mông Nguyên lần 2

 


 
 
 
6.Bản đồ kháng chiến chống Mông-Nguyên lần 3
 


 


 
 
 
7.Bản đồ nước ta cuối năm 1399
 
 
 
8.Bản đồ Đại Việt cho đến hết thế kỉ XV
 
 
 
9.Bản đồ trận Chi Lăng- Xương Giang
 
 
 

3.Thời Hậu Lê-Mạc


 
1.Khởi nghĩa Lam Sơn
 
 
 
2.Chiến trận Chi Lăng
 
 
 
3.Lãnh thổ Đại Việt thế kỉ XV
 
 
 
4.Nhà Hậu Lê trân bản đồ cổ
 
 
5.Trịnh Nguyễn tranh hùng
 
 
 
6.Phong trào nông dân cuối thế kỉ XVI
 
 
 
7.Phong trào nông dân cuối thế kỉ XVIII
 
 
 
8.Tây Sơn lật đổ chính quyền Trịnh – Nguyễn
 
(http://diepdoan.violet.vn/entry/show/entry_id/1314940)
 
 
 

4.Thời Tây Sơn-Nguyễn

 

1.Chiến trận Rạch Gầm Xoài Mút
 
 
 
2.Chiến trận Đống Đa Ngọc Hồi
 
 
 
 
3.Bản đồ nước ta thời Nguyễn

 



Nguồn: Đỗ Mạnh Trình, Trường THCS và THPT Thái Bình (www.truongtuthucthaibinh.com)  ngày 01/05/2013 truy cập từ http://yeusuviet.wordpress.com/giai-tri/cac-ban-do-lich-su/thoi-ki-bac-thuoc/.