Trang

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Xếp hạng món ăn để có trái tim khỏe mạnh

Hãy làm bạn với những thực phẩm này để có một trái tim khỏe hơn nhé!


Sữa chua

Probiotics (chất làm lên men) trong sữa chua có ích lợi rất lớn cho nướu vì chúng sẽ “đánh đuổi” đi các vi khuẩn có hại trong miệng của chúng ta. Không chỉ thế, chất này còn giúp đỡ rất nhiều cho hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch trong cơ thể nữa.
Xếp hạng món ăn để có trái tim khỏe mạnh 1
Nho khô

Chất antioxidants có trong nho khô giúp cho chúng ta đánh bại được các bệnh về viêm nhiễm nướu, một trong những lí do gây nên các bệnh về tim mạch. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên dùng loại thực phẩm này để phòng tránh một lúc cả hai loại bệnh cho cơ thể chúng ta.
Xếp hạng món ăn để có trái tim khỏe mạnh 2
Thực phẩm làm từ gạo nguyên hạt

Các chất antioxidants, phytoestrogens và phytosterols có trong các loại bánh mì hay ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cho cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhất là căn bệnh tim mạch vành.

Đặc biệt, những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hoà tan như yến mạch, lúa, đậu, mướp tây, cà tím và các hoa quả họ quýt như cam sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Xếp hạng món ăn để có trái tim khỏe mạnh 3
Đậu

Đậu là một loại thực phẩm rất tốt trong việc hỗ trợ tim mạch, giúp thải các cholesterol ra ngoài cơ thể, tránh tình trạng cholesterol hoà tan vào trong ruột, ngăn chặn quá trình hình thành cholesterol.

Ngoài ra, đậu có chứa rất nhiều chất giúp bảo vệ tim mạch của như chất flavonoids, ngăn chặn các tiểu cầu bám vào tế bào máu, làm giảm nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ.
Xếp hạng món ăn để có trái tim khỏe mạnh 4


Các chứng minh cho thấy, ăn từ 2 đến 3 bữa cá mỗi tuần sẽ giúp nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành giảm đến 30%, hạn chế tình trạng nghẽn mạch máu. Chất Omega-3 trong cá ngừ, cá hồi hay một số loại cá khác còn làm giảm huyết áp và cho tim đập đều đặn hơn.

Các loại hạt

Các loại hạt chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng, các chất béo không bão hoà dạng đơn thể và một ít chất béo bão hoà.

Các nhà nghiên cứu cho biết, một người ăn các loại hạt như quả óc chó, quả hồ đào, quả hạnh, quả phí, quả hồ trăn, hạt thông, đậu phộng… từ 2 đến 4 ngày trong tuần sẽ có ít khả năng bị các chứng bệnh về tim mạch hơn.
Xếp hạng món ăn để có trái tim khỏe mạnh 5
Chocolate

Ăn một lượng chocolate đen (trên 70% cacao) vừa phải sẽ giảm tình trạng đông máu, giúp ích cho vòng tuần hoàn và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chất flavanols và epicatechin có trong chocolate giữ cho các mạch máu được hoạt động trôi chảy và tốt hơn. Các nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, tiểu đường, thận hay chứng mất trí sẽ giảm hẳn đi.

Cà chua

Không chỉ chứa một nguồn lớn vitamin C, vitamin A, potassium và các chất xơ, cà chua còn chứa một hàm lượng lycopene rất cao, thúc đẩy các vitamin và các chất khoáng bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cho biết, sự kết hợp của các chất dinh dưỡng có trong cà chua sẽ bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Xếp hạng món ăn để có trái tim khỏe mạnh 6
Táo

Táo là thực phẩm giúp giảm nguy cơ tử vong từ căn bệnh động mạch vành và các căn bệnh về tim mạch khác. Các nghiên cứu cho thấy, một người thường xuyên ăn táo sẽ có tỉ lệ mắc bệnh bột quỵ thấp hơn rất nhiều so với một người không ăn.

Các hợp chất antioxidant flavonoid có trong táo giúp cơ thể giảm đi lượng cholesterol xấu, loại bỏ các chất cặn đóng trong mạch máu và ngăn quá trình viêm nhiễm. Táo còn chứa pectin, một dạng chất xơ hoà tan giúp giảm cholesterol trong cơ thể, cung cấp một lượng lớn vitamin C và các chất antioxidant.

Quả mọng

Ăn nhiều các loại quả mọng bao gồm dâu, quả mâm xôi, quả việt quất, nho... sẽ mang đến các chất polyphenols, làm tăng số lượng nitric oxide có trong cơ thể, giúp cho các mạch máu khoẻ mạnh hơn và đồng thời cân bằng huyết áp.
Xếp hạng món ăn để có trái tim khỏe mạnh 7
Lựu

Lựu có khả năng giảm bớt các chất cặn bã bị đóng vào thành mạch máu và đồng thời làm giảm huyết áp. So với các loại nước của quả việt quất, quả nam việt quất hay rượu đỏ thì nước của lựu chứa chất antioxidants (một chất ngăn ngừa bệnh tim mạch) nhiều nhất, có lợi ích rất lớn cho sức khoẻ của tim mạch.

Chuối

Một quả chuối thường chứa đến 422mg potassium, giúp duy trì các chức năng bình thường của tim, cân bằng số lượng muối và nước trong cơ thể. Potassium còn giúp thận thải ra sodium bị dư, cân bằng lại huyết áp trong cơ thể. Chất này còn rất quan trọng cho những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu trong việc chữa trị các bệnh về tim, vì nó giúp “đánh đi” lượng sodium dư và sự bí nước trong cơ thể.

Trà xanh

Các nghiên cứu cho thấy một người uống 350ml trà mỗi ngày sẽ giảm khả năng mắc bệnh về tim mạch đến 50% so với những người không uống. Ngoài ra, trà còn giúp giảm khả năng mắc các loại bệnh về nướu. Catechins trong trà xanh cản trở sự viêm nhiễm của nướu, một loại bệnh hay dẫn đến các vấn đề về tim mạch.
Xếp hạng món ăn để có trái tim khỏe mạnh 8
Rượu vang

Các nhà khoa học cho biết, nếu như uống có chừng mực (dưới 500ml/tuần) rượu vang sẽ giúp tăng tượng cholesterol tốt cho cơ thể, giảm viêm nhiễm và giảm tắc nghẽn mạch máu, nguyên nhân gây ra chứng đột quỵ và đau tim.

Uống rượu vang đúng mức độ còn giúp tăng estrogen, có ích cho những phụ nữ trong trời kì mãn kinh vì việc giảm lượng estrogen trong cơ thể ở giai đoạn này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.   
 
Nguồn: Kênh 14.VN, truy cập ngày 28/05/2014 từ http://kenh14.vn/suc-khoe-gioi-tinh/xep-hang-mon-an-de-co-trai-tim-khoe-manh-20131012104534566.chn.

10 lời khuyên để có trái tim khỏe mạnh

Một trái tim khỏe mạnh bắt đầu bằng một cuộc sống lành mạnh. Chú ý đến sức khỏe tim mạch là bạn đã tự thưởng cho mình một món quà vô giá.

Để có một trái tim khỏe mạnh bạn không chỉ cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện mà còn phải quan tâm đến cảm xúc của mình nữa. Sau đây là 10 lời khuyên dành cho bạn:
 
1. Tập thể dục: Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn điều hòa khí huyết trong cơ thể hiệu quả hơn. Hãy cố gắng duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
 
2. Chế độ ăn: Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng về mặt dinh dưỡng, giữa rau, hoa quả, thịt cá, đạm, ngũ cốc và sữa với hàm lượng chất béo thấp. Thức ăn có chứa axit béo omega-3, như cá hồi, sẽ giúp bạn chống lại nguy cơ bị bệnh về tim mạch và huyết áp. Hãy cố gắng tránh xa các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo chuyển hóa (trans fat).
 
3. Giảm căng thẳng: Trạng thái căng thẳng, đặc biệt là đối với phụ nữ, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rằng phụ nữ thường phải chịu áp lực căng thẳng về chuyện gia đình nhiều hơn nam giới và đó chính là lý do họ thường có nguy cơ bị huyết áp cao. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng thì hãy tìm ra nguyên nhân và kiềm chế nó. Hãy đảm bảo rằng mỗi ngày bạn dành một ít thời gian để thư giãn, chẳng hạn như đi dạo hay tập yoga.
 
4. Trọng lượng cơ thể: Hãy giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải. Nếu bạn bị quá cân thì tim của bạn phải làm việc nhiều hơn và làm gia tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tăng lượng cholesterol và tiểu đường. Khi bạn giảm cân cũng cần phải chú ý đến sự cân đối giữa chiều cao và cân nặng.
 
5. Leo cầu thang: Ngoài các bài tập thể dục thông thường, để có một hệ thống tim mạch ổn định bạn cần phải chú ý đến sự vận động của toàn cơ thể. Một cách tập luyện đơn giản mà hiệu quả là leo cầu thang thay vì sử dụng cầu thang máy.
 
6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các thông số về hàm lượng cholesterol và huyết áp. Bạn nên đo huyết áp ít nhất 2 năm một lần và kiểm tra lượng cholesterol 5 năm một lần. Bạn cũng nên kiểm tra đường huyết vì đó cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Nếu gia đình bạn có tiền sử đái tháo thường hoặc béo phì thì bạn nên kiểm tra đường huyết 5 năm một lần.
 
7. Không hút thuốc: Hút thuốc là làm gia tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tim. Bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ. Hãy ăn hoa hướng dương để giảm cảm giác thèm nicotine.
 
8. Ăn cá: Các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng chế độ ăn có thêm cá 2 bữa/tuần. Chất béo Omega-3 không chỉ giúp giảm áp huyết mà còn làm giảm những triệu chứng bất thường về tim mạch. Nếu bạn không thích ăn cá thì bạn có thể dùng bổ xung dầu cá.
 
9. Phân biệt tác dụng tốt và xấu của cholesterol: Cơ thể bạn cần cholesterol để thực hiện nhiều chức năng, tuy nhiên đôi khi cholesterol lại có tác dụng ngoài ý muốn, ví dụ như cholesterol LDL gây xơ vữa mạch máu. Ngược lại, cholesterol HDL lại giúp xóa bỏ các loại cholesterol có hại cho cơ thể. Các thực phẩm giàu cholesterol HDL bao gồm lạc, dầu ô-liu và cá.
 
10. Uống điều độ: Không nên uống quá một món đồ giải khát mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng đồ uống giải khát có thể tốt cho sức khỏe nếu uống điều độ, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch./.

Trần Ngọc (Theo Thirdage.com)
 
Nguồn: BÁO ĐIỆN TỬ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM, truy cập ngày 28/05/2014 từ http://vov.vn/Suc-khoe/10-loi-khuyen-de-co-trai-tim-khoe-manh/183644.vov.

Tuổi thọ của trái tim

Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ bơm máu đều đặn để theo các động mạch đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Khi tiến trình hoạt động của tim bị gián đoạn hoặc bị trục trặc, nhiều sự cố nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sự hình thành của trái tim

Trái tim được hình thành từ trong bụng mẹ, nghĩa là sau khi thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi. Từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này, hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn. Ở tuần thai thứ 5 ( nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé.

Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim. Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11, khoảng tuần thứ 12, tim của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường, tim thai đập từ 120 - 160 lần/phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.

  Ăn nhiều chất béo không tan có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.
Ăn nhiều chất béo không tan có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.

Hãy lắng nghe tiếng nói của trái tim

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, vào tuổi trung niên, trái tim bắt đầu mắc bệnh do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nhà chuyên môn lại có những quan điểm mới thích hợp xu thế bởi con người ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có thể mắc bệnh tim.

Những nguyên nhân chính thường thấy là do hút thuốc, bệnh đái tháo đường hoặc do di truyền từ bố mẹ, người thân ruột thịt, trong đó, việc hút thuốc lá nhiều và thường xuyên sẽ gây gia tăng bệnh đau tim ở mức độ trầm trọng.

Ngoài ra, nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân liên quan trực tiếp mắc bệnh tim, bạn cũng dễ có nguy cơ bị di truyền cơn đau tim, đặc biệt là phụ nữ. Theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ rất dễ mắc các triệu chứng của cơn đau tim nên cần phải hết sức chú ý đến những tín hiệu đặc biệt phát ra trong cơ thể. Có thể không có cảm giác đau trong cổ họng hoặc đau 2 bên bả vai. Nhưng nếu bạn cảm thấy xuất hiện một luồng cảm giác lạ khác thường khiến bạn lo lắng..., xin hãy lập tức đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe ngay lập tức. Ngoài ra, ngay cả khi bạn không mắc một trong các triệu chứng đau tim, bạn cũng phải năng đến bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra theo định kỳ, bởi cơ thể bạn có thể bị các cơn đau tim tấn công bất kỳ lúc nào mà không cần sự thông báo trước”.

Một trắc nghiệm về stress, một kiểm tra huyết áp, một xét nghiệm về cholesterol và bất kỳ một xét nghiệm nào khác để kiểm tra sức khỏe cũng đều hữu ích bởi chúng có thể giúp bác sĩ sớm phát hiện và chẩn đoán các bệnh tật trong cơ thể nếu có.

Và những nguy cơ

Từ lâu, các nhà chuyên môn đã thực hiện các nghiên cứu để tìm hiểu về các nguy cơ của bệnh tim mạch. Một trong các nguy cơ chủ yếu được nói tới nhiều nhất là do chế độ ăn uống và hoạt động của con người. Chế độ ăn có lượng chất béo không tan cao có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, chế độ ăn góp phần vào khoảng 31% các ca bệnh tim mạch vành và 11% các ca tai biến mạch máu não. Lười vận động cũng làm tăng nguy cơ bị tim mạch và tai biến mạch máu não lên 50%.

Lão hóa được coi là một yếu tố dẫn đến nguy cơ cao hơn với bệnh tim mạch. Trong khi người ta không thể chống lại được quy luật tự nhiên là già hóa, người ta vẫn có thể kiểm soát được các yếu tố có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch, đó là duy trì mức cholesterol và triglycerid trong máu thấp. Thử máu là biện pháp phổ biến nhất hiện nay để kiểm soát mức cholesterol và triglycerid trong máu. Tuy nhiên, một trong các dấu hiệu tuổi già cũng có thể cho người ta biết trước được nguy cơ bị cholesterol cao - đó là các u mỡ thường xuất hiện ở quanh mi mắt của những người lớn tuổi.

Với các trường hợp chân tóc lùi ra sau, một dấu hiệu khác của tuổi già, các bác sĩ giải thích có thể có liên quan đến testosteron trong máu, một loại hormon. Thường lượng hormon này sẽ giảm khi tuổi già.

Mặc dù một số dấu hiệu của tuổi già có thể dự báo sớm nguy cơ bị bệnh tim mạch, tuy nhiên, ngày nay, cuộc sống khiến tuổi trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng. Điều quan trọng là cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những nguy cơ chứ không hẳn trái tim có tuổi mới mắc bệnh.

BS. Tuấn Anh

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống, truy cập ngày 28/05/2014 từ http://suckhoedoisong.vn/bac-si-gia-dinh/tuoi-tho-cua-trai-tim-20140103234834832.htm.

Giải phãu: Tim

1. Mô tả được vị trí và hình thể ngoài tim.
2. Mô tả được hình thể trong và cấu tạo của tim.
3. Mô tả được các động mạch vành và tĩnh mạch của tim.

Tim là một khối cơ rỗng, tác dụng như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu đi; gồm hai nửa phải và trái. Mỗi nửa tim có hai buồng: một buồng nhận máu từ tĩnh mạch về gọi là tâm nhĩ, một buồng đẩy máu vào các động mạch gọi là tâm thất.

I. Vị trí

Tim nằm đè lên cơ hoành, ở giữa hai phổi, hơi lệch sang trái, trước thực quản và các thành phần khác của trung thất sau. Thể tích to bằng nắm tay, ở người lớn nặng khoảng 260-270 gam. Trục dọc đi từ sau ra trước, hướng chếch sang trái và xuống dưới, dài khoảng 12 cm. Bề ngang khoảng 8 cm.
Hình 1. Vị trí tim trong lồng ngực
1. TM chủ trên 2. ĐM chủ lên 3. Thân ĐM phổi 4. Tiểu nhĩ phải 5. Cán ức
6. Dây chằng ĐM 7. Màng phổi trung thất 8. Khoang màng ngoài tim

II. Hình thể ngoài

Tim có hình tháp 3 mặt, một đáy và một đỉnh. Đáy ở trên, quay ra sau, sang phải. Đỉnh ở trước, lệch trái.

1. Đáy tim

Đáy tim ứng với mặt sau hai tâm nhĩ. Ở giữa có rãnh gian nhĩ chạy dọc, ngăn cách tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.
Hình 2. Tim (nhìn phía sau)
1. Cung ĐM chủ 2. TM chủ trên 3. ĐM phổi phải 4. Rãnh gian nhĩ 5. Rãnh tận cùng
6. TM chủ dưới 7. Xoang TM vành 8. TM tim nhỏ 9. TM tim giữa 10. TM sau của tâm thất trái
11. TM tim lớn 12. TM chếch của tâm nhĩ trái 13. Các TM phổi 14. Động mạch phổi trái
Bên phải là tâm nhĩ phải, liên quan với màng phổi phải và thần kinh hoành phải, phía trên có tĩnh mạch chủ trên và phía dưới có tĩnh mạch chủ dưới đổ vào cómotj rãnh nối bờ phải của hai tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới là rãnh tận cùng.

Bên trái rãnh gian nhĩ là tâm nhĩ trái, có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào. Tâm nhĩ trái liên quan với thực quản ở phía sau, nên khi tâm nhĩ trái lớn sẽ đè vào thực quản gây khó nuốt.

2. Mặt ức sườn (còn gọi là mặt trước)

- Có rãnh vành chạy ngang phía trên, ngăn cách phần tâm nhĩ ở trên và tâm thất ở dưới.

- Phần tâm nhĩ bị thân động mạch phổi và động mạch chủ lên che lấp. Hai bên có hai tiểu nhĩ phải và trái.

- Phần tâm thất có rãnh gian thất trước chạy dọc từ sau ra trước, đến bên phải đỉnh tim, phân chia tâm thất phải và tâm thất trái. Tâm thất phải chiếm phần lớn diện tích mặt này.

- Mặt ức sườn nằm sau xương ức và các sụn sườn 3, 4, 5, 6 bên trái. Chiếu lên thành ngực, mặt ức sườn ứng với một tứ giác, mà :

- Góc trên phải và trên trái ở ngang mức khoang gian sườn II cạnh bờ phải và bờ trái xương ức.

- Góc dưới phải ở khoảng gian sườn V, cạnh bờ phải xương ức.

- Góc dưới trái ở khoảng gian sườn V, trên đường giữa xương đòn trái.
Hình 3. Mặt ức sườn của tim (mũi tên chỉ xoang ngang ngoại tâm mạc).
1. Dây chằng ĐM 2. ĐM phổi trái 3. Thân ĐM phổi 4. ĐM vành trái 5. Nhánh mũ
6. Nhánh gian thất trước 7. Khuyết đỉnh tim 8. ĐM vành phải 9. Tâm nhĩ phải
10. Màng ngoài tim 11. ĐM phổi phải

3. Mặt hoành (hay mặt dưới)

Là mặt của tim đè lên cơ hoành và qua cơ hoành liên quan với thùy trái của gan và đáy vë dạ dày.

Rãnh vành ở mặt ức sườn chạy tiếp xuống mặt hoành, chia tim ra hai phần: phần sau là tâm nhĩ, hẹp; phần trước là tâm thất, rộng hơn, có rãnh gian thất sau, chạy từ sau ra trước và nối với rãnh gian thất trước ở bên phải đỉnh tim, tạo nên khuyết đỉnh tim.

4. Mặt phổi (hay mặt trái)

Mặt phổi hẹp, liên quan với phổi và màng phổi trái, TK hoành trái.

5. Đỉnh tim (còn gọi là mỏm tim)

Đỉnh tim nằm chếch sang trái; ngay sau thành ngực tương ứng khoảng gian sườn V trên đường giữa xương đòn trái. Bên phải đỉnh tim là khuyết đỉnh tim, nơi hai rãnh gian thất gặp nhau.

III. Hình thể trong

1. Các vách tim

Các vách tim ngăn tim thành 4 buồng: hai tâm nhĩ và hai tâm thất.

1.1. Vách gian nhĩ

Vách gian nhĩ mỏng, chia đôi hai tâm nhĩ, ứng với rãnh gian nhĩ ở bên ngoài. Trong thời kỳ phôi thai, vách gian nhĩ có lỗ hở để máu đi từ tâm nhĩ phải sang tâm nhĩ trái. Sau khi sinh, lỗ này thường được đóng kín. Nếu không sẽ tồn tại một lỗ gọi là lỗ bầu dục, gây nên tật thông liên nhĩ.

1.2. Vách nhĩ thất

Là một màng mỏng ngăn cách tâm nhĩ phải và tâm thất trái, do buồng tâm thất trái rộng, vách gian thất dính lệch sang phải.

1.3. Vách gian thất

Vách gian thất ngăn cách giữa hai tâm thất, ứng với các rãnh gian thất ở bên ngoài. Có hai phần:

- Phần màng: ở trên, nhỏ, mỏng, dính lệch sang phải.

- Phần cơ: chiếm phần lớn vách, rất dày; thường cong lồi sang phải và buồng tâm thất trái lớn hơn buồng tâm thất phải. Khi vách gian thất (đặc biệt là phần màng) có lỗ hở, sẽ tạo nên tật thông liên thất.
Hình 4. Hình thể trong của tim
1. Tâm nhĩ trái 2. Van ĐM chủ 3. Lá sau van 2 lá 4. Lá trước van 2 lá
5. Thừng gân 6. Cơ nhú 7. Vách gian thất (phần cơ)
8. Vách gian thất (phần màng) 9. Tiểu nhĩ phải 10. Xoang ĐM chủ 11. ĐM chủ lên

2. Các tâm nhĩ

2.1. Đặc điểm chung

- Thành mỏng hơn các tâm thất.

- Nhận máu từ các TM đổ về.

- Mỗi tâm nhĩ thông với một tiểu nhĩ ở phía trên.

- Thông với tâm thất cùng bên qua lỗ nhĩ thất, có van đậy kín.

2.2. Tâm nhĩ phải

- Phía trên có lỗ TM chủ trên, không có van.

- Phía dưới là lỗ TM chủ dưới có van tĩnh mạch chủ dưới, là một nếp van nhỏ và không đậy kín.

- Thành trong: là mặt phải của vách gian nhĩ; có hố bầu dục và viền hố bầu dục là dấu vết của lỗ bầu dục trong phôi thai.
Hình 5. Thành trong tâm nhĩ nhĩ phải
1. TM chủ trên 2. Viền trên hố bầu dục 3. Hố bầu dục 4. TM chủ dưới
5. Lỗ đổ của xoang TM vành 6. Cơ lược 7. Tiểu nhĩ phải
- Thành ngoài: có một gờ nối bờ phải hai TM chủ trên và dưới, gọi là mào tận cùng, ứng với rãnh tận cùng bên ngoài. Bề mặt của thành ngoài tâm nhĩ phải có nhiều gờ cơ nổi lên, gọi là cơ lược.

- Phía trước có lỗ nhĩ thất phải, được đậy kín bởi van nhĩ thất phải hay van ba lá. Cạnh lỗ nhĩ thất là lỗ xoang (tĩnh mạch) vành, có van xoang (tĩnh mạch) vành đậy một phần. Phía trên lỗ nhĩ thất phải là lỗ thông với tiểu nhĩ phải

- Thành tâm nhĩ phải còn có nhiều lỗ đổ nhỏ của các tĩnh mạch tim nhỏ từ thành tim đổ trực tiếp vào.

2.3. Tâm nhĩ trái

- Thành trong: là mặt trái vách gian nhĩ, có van lỗ bầu dục (còn gọi là liềm vách) là dấu vết của lỗ bầu dục.

- Phía trên có lỗ thông với tiểu nhĩ trái.

- Phía trước thông với tâm thất trái qua lỗ nhĩ thất trái, có van hai lá đậy kín.

- Phía sau có bốn tĩnh mạch phổi đổ vào.

- Thành ngoài : nhẵn.

- Thành dưới : hẹp
Hình 6. Tâm nhĩ trái (tim được bổ dọc)
1. Tiểu nhĩ trái 2. Các TM phổi 3. Van lỗ bầu dục 4. Tâm thất trái
3. Các tâm thất

3.1. Đặc điểm

- Thành dày, sần sùi, có nhiều gờ cơ nổi lên.

- Có các động mạch lớn đi ra và có van đậy kín.

3.2. Tâm thất phải

Có hình tháp với ba mặt (trước, sau và trong), đáy ở sau, nơi có lỗ nhĩ thất phải thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, được đậy kín bằng van nhĩ thất phải hay van ba lá (lá trước, lá sau và lá vách) ứng với ba thành của tâm thất.

Phía trước trên lỗ nhĩ thất phải có lỗ thân động mạch phổi, được đậy kín bởi van thân động mạch phổi gồm ba van nhỏ hình tổ chim đó là van bán nguyệt trước, van bán nguyệt phải và van bán nguyệt trái. Ở giữa bờ tự do của mỗi van bán nguyệt có cục van bán nguyệt, giúp cho van đóng kín hoàn toàn.

Phần tâm thất phải gần lỗ thân động mạch phổi hẹp lại tạo nên nón động mạch (hay phễu) và ngăn cách với các phần khác bởi một gờ cơ gọi là mào trên tâm thất.

Từ ba thành của tâm thất phải nhô lên ba cơ nhú: trước, sau và vách. Đầu tự do của các cơ nhú này có các thừng gân nối với các lá van tương ứng của van ba lá để chằng giữ các lá van này.

Có một gờ cơ chạy từ vách gian thất tới cơ nhú trước gọi là bè vách viền, trong bè có trụ phải của bó nhĩ thất.

3.3. Tâm thất trái

Là buồng tim có thể tích lớn nhất; thành dày nhất, khoảng 1 cm.

Hình nón dẹt : nền ở sau, đỉnh ở trước, có hai thành phải (trong) và trái (ngoài).

Nền có lỗ nhĩ thất trái được đậy kín bởi van hai lá, ứng với hai thành của tâm thất trái: lá trước (hay lá trong) là lá van lớn và lá sau (hay lá ngoài) là lá van nhỏ.

Lỗ động mạch chủ: ở bên phải lỗ nhĩ thất trái, có van ĐM chủ đậy kín. Về cấu tạo, van ĐM chủ tương tự như van thân động mạch phổi, nhưng với ba van bán nguyệt sau, phải và trái.

Ngoài nhiều gờ cơ, thành tâm thất trái có hai cơ nhú trước và sau cùng các thừng gân ở đầu để chằng giữ hai lá van nhĩ thất trái.

IV. Cấu tạo của tim

Tim được cấu tạo bởi ba lớp: ngoại tâm mạc, cơ tim và nội tâm mạc.

1. Ngoại tâm mạc (hay màng ngoài tim)

Ngoại tâm mạc là một túi kín. Gồm hai lớp: bao sợi bên ngoài, gọi là ngoại tâm mạc sợi và bao thanh mạc lót bên trong, gọi là ngoại tâm mạc thanh mạc.

1.1. Ngoại tâm mạc sợi

Dày, chắc; có các thớ sợi dính với các cơ quan lân cận như xương ức, cột sống, cơ hoành ..., trong đó có dây chằng ức ngoại tâm mạc.

1.2. Ngoại tâm mạc thanh mạc

Gồm hai lá: lá thành và lá tạng. Giữa hai lá là một khoang ảo, kín gọi là khoang ngoại tâm mạc.

-Lá thành: lót mặt trong ngoại tâm mạc sợi.

-Lá tạng: phủ lên bề mặt tim và một phần các mạch máu lớn ở đáy tim.

Lá thành ngoại tâm mạc thanh mạc đến các mạch máu lớn ở đáy tim thì quặt lại tạo nên lá tạng, bao bọc động mạch chủ lên và thân động mạch phổi thành một bao ở phía trước, tĩnh mạch chủ trên và các tĩnh mạch phổi thành một bao ở phía sau. Giữa hai bao là xoang ngang ngoại tâm mạc. Còn giữa hai tĩnh mạch phổi phải và trái là một túi cùng gọi là xoang chếch ngoại tâm mạc.

Hình 7. Xoang ngang và xoang chếch ngoại tâm mạc
1. ĐM chủ lên 2. TM chủ trên 3. Xoang ngang ngoại tâm mạc 4. Các TM phổi 5. TM chủ dưới
6. Màng phổi trung thất 7. Ngoại tâm mạc sợi 8. Xoang chếch ngoại tâm mạc
2. Cơ tim : thuộc lớp giữa, dày, bao gồm có hai loại :

2.1. Các sợi cơ co bóp

Các sợi cơ co bóp bám vào bốn vòng sợi quanh bốn lỗ lớn của tim (hai lỗ nhĩ thất và hai lỗ động mạch) và các tam giác sợi (phần sợi nằm giữa lỗ động mạch chủ và hai lỗ nhĩ thất).

Các sợi cơ co bóp được chia thành hai loại:

-Loại sợi riêng cho từng buồng tim (tâm nhĩ hoặc tâm thất).

-Loại sợi chung cho hai buồng tim (hai tâm nhĩ hoặc hai tâm thất).

2.2. Các sợi cơ kém biệt hoá

Tạo nên hệ thống dẫn truyền của tim, có nhiệm vụ duy trì sự co bóp tự động của tim. Hệ thống này gồm một số nút và bó dẫn truyền sau :

- Nút xoang nhĩ: nằm ở thành tâm nhĩ phải, trong phần đầu của rãnh tận cùng; đây là nút tạo nhịp.

- Nút nhĩ thất: ở thành tâm nhĩ phải, giữa lá trong van ba lá và xoang tĩnh mạch vành.

- Bó nhĩ thất: từ nút nhĩ thất, chạy ở mặt phải vách nhĩ thất, đến phần cơ của vách gian thất thì chia thành trụ phải và trụ trái.

- Trụ phải: theo bè vách viền chạy vào thành tâm thất phải, tận hết ở các cơ nhú.

- Trụ trái: vào tâm thất trái, cũng tận cùng ở các cơ nhú.

Trụ phải và trụ trái phân chia trong thành các tâm thất thành một mạng lưới, đến tận các vùng cơ tim.
Hình 8. Hệ thống dẫn truyền của tim
1. Nút xoang nhĩ 2. Bó nhĩ thất 3. Trụ phải 4. Các cơ nhú 5. Trụ trái 6. Nút nhĩ thất
3. Nội tâm mạc (hay màng trong tim)

Mỏng, láng, phủ và dính chặt lên toàn bộ mặt trong của các buồng tim và liên tiếp với nội mạc các mạch máu.

V. Mạch máu và thần kinh của tim

1. Động mạch

Tim được nuôi dưỡng bởi động mạch vành phải và động mạch vành trái. Hai động mạch thường nối nhau nhưng không nối với các động mạch lân cận.

1.1. Động mạch vành phải

Tách từ phần đầu động mạch chủ lên, trong xoang động mạch chủ, theo rãnh vành chạy xuống mặt hoành của tim, cho nhánh gian thất sau, rồi tiếp tục sang trái, có thể nối với nhánh mũ của động mạch vành trái. Động mạch vành phải cấp máu cho nửa phải của tim và một phần tâm thất trái.

Nhánh bên: các nhánh tâm nhĩ phải, các nhánh tâm thất phải, nhánh bờ phải, nhánh gian thất sau và các nhánh tâm thất trái.

1.2. Động mạch vành trái

Từ động mạch chủ qua khe giữa thân động mạch phổi và tiểu nhĩ trái ra trước, chia hai nhánh tận:

- Nhánh gian thất trước: đi trong rãnh gian thất trước đến khuyết đỉnh tim, nối với nhánh động mạch gian thất sau của động mạch vành phải.

- Nhánh mũ tim: theo rãnh vành xuống mặt hoành và có thể nối với động mạch vành phải.
Hình 9. Các van tim và các động mạch vành
1. Van thân động mạch phổi 2. ĐM vành phải 3. Van nhĩ thất phải 4. Xoang TM vành
5. Van nhĩ thất trái 6. Nhánh mũ của ĐM vành trái 7. Nhánh gian thất trước
2. Tĩnh mạch của tim
Hình10. Các tĩnh mạch của tim
A. Nhìn từ trước (mặt ức sườn) B. Nhìn từ dưới (mặt hoành)
1. TM chếch của tâm nhĩ trái 2. TM tim lớn 3. TM sau của tâm thất trái 4. Xoang TM vành
5. TM tim nhỏ 6. TM tim giữa 7.Các TM tim trước
- Xoang (tĩnh mạch) vành: nằm trong rãnh vành ở mặt hoành của tim, dài khoảng 2,5cm, đổ vào tâm nhĩ phải qua lỗ xoang vành. Có thể xem xoang vành như là đoạn cuối của tĩnh mạch tim lớn phình to, bắt đầu từ chỗ đổ của tĩnh mạch sau tâm thất trái hoặc tĩnh mạch chếch của tâm nhĩ trái. Đổ vào xoang vành có các tĩnh mạch sau:

+ Tĩnh mạch tim lớn: nằm trong rãnh gian thất trước cùng nhánh động mạch gian thất trước.

+ Tĩnh mạch tim giữa: đi trong rãnh gian thất sau cùng nhánh động mạch gian thất sau.

+ Tĩnh mạch sau của tâm thất trái và tĩnh mạch chếch của tâm nhĩ trái: đổ vào phần đầu xoang vành.

+ Tĩnh mạch tim nhỏ: đi cùng động mạch bờ phải, rồi ra sau và xuống rãnh vành, đổ vào phần cuối xoang vành.

- Các tĩnh mạch tim trước là nhiều nhánh nhỏ ở mặt trước tâm thất phải, đổ trực tiếp vào tâm nhĩ phải.

- Các tĩnh mạch tim cực nhỏ: từ các thành tim đổ trực tiếp vào các buồng tim.

2. Thần kinh của tim

Ngoài hệ thống dẫn truyền tự động, tim còn được chi phối bởi thần kinh tự chủ, gồm các sợi giao cảm từ các hạch cổ và hạch ngực trên, các sợi đối giao cảm từ TK lang thang (TK X)./.
 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
 
Nguồn: YHVN.VN, truy cập ngày 28/05/2014 từ http://yhvn.vn/tai-lieu/giai-phau-tim.
 
 
-

Cấu Tạo Và Chức Năng Của Tim Người

Trái tim một người trưởng thành có chiều dài trung bình từ 10-15cm (thông thường là từ 12-13cm). Trái tim của phụ nữ có trọng lượng trung bình từ 250-300g, còn trái tim nam giới nặng trung bình từ 300-350g. Hàng ngày, tim bơm khoảng 7.600 lít máu (trung bình từ 5-30 lít/phút) vào các mạch máu có độ dài tổng cộng gần 100.000km.

cấu tạo và chức năng của tim người

Giả sử trong điều kiện thông thường, mỗi phút tim đập 70 nhịp, thì trong vòng 70 năm, trái tim của một người bình thường đập hơn 2,5 tỷ nhịp và bơm 250 triệu lít
máu.

1. Cấu Tạo và Chức Năng Của Tim

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. Tim là một khối cơ rỗng, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.he-thong-nut-cua-tim

Độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.

Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim.

2. Hệ thống van tim

Hướng chảy của máu được xác định bởi sự hiện diện của các van tim. Các van tim là những lá mỏng, mềm dẻo, là tổ chức liên kết được bao quanh bởi nội tâm mạc.

Van nhĩ – thất: ngăn giữa nhĩ và thất, bên trái có van hai lá, bên phải có van ba lá. Nó giúp máu chảy một chiều từ nhĩ xuống thất. Các cột cơ gắn với van nhĩ-thất bởi các dây chằng. Cột cơ co rút khi tâm thất co, nó không giúp cho sự đóng của van, mà nó kéo chân van về phía tâm thất, ngăn sự lồi của các lá van về tâm nhĩ trong kỳ thất co rút. Nếu dây chằng bị đứt hoặc nếu một trong các cột cơ bị tổn thương, máu có thể trào ngược về tâm nhĩ khi thất co, đôi khi gây nên rối loạn chức năng tim trầm trọng .
van-hai-la
Hình: Cơ tim và Hệ thống van hai lá.
 
Van bán nguyệt: giữa tâm thất trái và động mạch chủ có van động mạch chủ, van động mạch phổi ở giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Nó giúp máu chảy một chiều từ tâm thất ra động mạch .

Tất cả các van đóng mở một cách thụ động, sự đóng mở tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất qua van. Ví dụ như khi áp lực tâm nhĩ vượt quá áp lực tâm thất thì van nhĩ-thất mở ra, và máu từ nhĩ xuống thất; ngược lại khi áp lực tâm thất lớn hơn áp lực tâm nhĩ, van đóng lại, ngăn máu chảy ngược từ thất về nhĩ (Hình 2).

3. Sợi cơ tim
soi-co-timHình: Sợi cơ tim.

Tim được cấu thành bởi 3 loại cơ tim : cơ nhĩ, cơ thất và những sợi cơ có tính kích thích, dẫn truyền đặc biệt. Cơ nhĩ, cơ thất có hoạt động co rút giống cơ vân, loại còn lại co rút yếu hơn nhưng chúng có tính nhịp điệu và dẫn truyền nhanh các xung động trong tim.

Các tế bào cơ tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Đó là những tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có các cầu nối, kết với nhau thành một khối vững chắc, có những đoạn màng tế bào hòa với nhau. Các sợi cơ tim mang tính hợp bào, hoạt động như một đơn vị duy nhất khi đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim nhanh chóng qua các cầu nối. Sự lan truyền điện thể từ nhĩ xuống thất được dẫn qua một đường dẫn truyền đặc biệt gọi là bộ nối nhĩ-thất.
trai-tim-nguoi

Các sợi cơ tim chứa nhiều ty lạp thể và mạch máu, phù hợp với đặc tính hoạt động ái khí của tim. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ tim là các tơ cơ (myofibrille), chứa các sợi dày (myosin) và sợi mỏng (actin, tropomyosin, troponin), sự co rút của chúng gây ra co rút toàn bộ tế bào cơ tim. Xung quanh các sợi cơ có mạng nội sinh cơ chất (reticulum sarcoplasmique) là nơi dự trữ canxi.

Như vậy chức năng chính của cơ tim là tự co rút và chúng cũng phản ứng theo cùng một cách thức trong trường hợp bệnh lý : chúng cùng phì đại trong sự quá tải hoặc chúng hoại tử thành những mô xơ trong trường hợp khác.
 
Tim có nhiệm vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2.
tim bơm máu như thế nào
4. Những Điều Bí Mật Của Tim
 
Sơ lược điện tâm đồ

Khi tim hoạt động xuất hiện dòng điện hoạt động của các sợi cơ tim. Những dòng điện này có thể ghi lại từ những điện cực đặt trên da. Như vậy điện tâm đồ thể hiện sự hoạt động điện của tim và có thể cho biết tình trạng của tim, tần số, bản chất và sự phát sinh nhịp tim, sự lan tỏa và hiệu quả của các hưng phấn cũng như cho biết các rối loạn có thể có.
dien-tam-do
Điều hòa lưu lượng tim Một người lúc nghỉ tim bơm đi khoảng 4-6 lít/phút, khi nhu cầu oxy của cơ thể tăng hoặc giảm, lưu lượng tim thay đổi cho phù hợp. Những yếu tố làm tăng thể tích tống máu tâm thu hay tần số tim đều gây tăng lưu lượng tim. Chẳng hạn, trong tập luyện nhẹ, thể tích tống máu có thể tăng 100ml/nhịp đập và tần số tim là 100lần/phút, như vậy lưu lượng tim sẽ là 10lít/ph. Trong tập luyện cường độ cao ( nhưng chưa phải là tối đa ), tần số tim có thể đến 150lần/ph và thể tích tống máu là 130ml/nhịp đập, lúc này lưu lượng tim lên đến 19,5lít/ph.
Tần số tim:
Sự thay đổi nhịp tim quan trọng trong điều hòa cấp thời lưu lượng tim và áp lực máu. Yếu tố đóng vai trò điều hòa tần số tim là hệ thần kinh thực vật và hormon tủy thượng thận.

Hệ thần kinh thực vật:
than-kinh-thuc-vat-va-tim-mach

Trung tâm tim mạch ở hành não nhận các luồng xung động truyền về từ các thụ cảm cảm giác ở ngoại vi và từ trung tâm cao hơn như hệ limbic, vỏ não. Từ đây, xung động đáp ứng truyền ra theo các dây giao cảm và phó giao cảm của hệ thần kinh thực vật chi phối tim.
 
Các chất thụ cảm gồm:

Chất thụ cảm bản thể (proprioceptor) kiểm soát các cử động, ví dụ khi một vận động viên chuẩn bị chạy, tư thế của chi, cơ sẽ tác động vào các proprioceptor, tăng xung động truyền về trung tâm tim mạch, làm tăng nhịp tim.Chất thụ cảm hóa học (chemoreceptor) tiếp nhận những thay đổi hóa học trong máu.Chất thụ cảm áp suất (baroreceptor) tiếp nhận những thay đổi về áp lực ở các động mạch và tĩnh mạch lớn, vị trí của quan trọng của nó thường ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Các phản xạ này quan trọng trong điều hòa áp lực máu cũng như tần số tim.cau-tao-cua-tim
 
Những yếu tố khác:Tuổi, giới, tình trạng thể lực và thân nhiệt cũng ảnh hưởng đến nhịp tim. Trẻ càng nhỏ, nhịp tim càng nhanh và chậm dần lại cho đến bằng tần số tim bình thường ở người trưởng thành.

Ở người tập luyện, có nhịp tim chậm dưới 60lần/ph, điều này thuận lợi trong việc cung cấp đủ năng lượng khi tập luyện kéo dài.

Sự tăng thân nhiệt như sốt, vận cơ làm tăng nhịp tim. Ngược lại, sự giảm thân nhiệt làm giảm nhịp tim và sức co rút. Hiện nay, để phẫu thuật tim, người ta sử dụng phương pháp hạ nhiệt, bằng cách này thân nhiệt giảm, giảm tốc độ chuyển hóa và giảm nhu cầu oxy của mô, thuận lợi cho cuộc mổ.

- Trái tim con người đôi khi cũng nghỉ ngơi, điều này diễn ra trong thời điểm được y học gọi là kỳ “tâm trương” (diastole), khi toàn bộ thân thể được thư giãn.
tim-va-mach-mau

- Không thể tái tạo tế bào tim, vì thế ta cần nhận thức rõ tầm quan trọng của trái tim mình.

- Khi đo huyết áp, người ta tính các chỉ số áp suất cao nhất và thấp nhất của mạch máu.

- Mất máu nhiều có thể dẫn tới tử vong vì không có máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể con người như não (nhận từ 15-20% tổng lượng máu), thận (20%), và tim (5% lượng máu đi qua).
 
- Để tim hoạt động phù hợp, cần tránh những công việc nặng quá sức, đột ngột. Sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và vitamin, khoáng chất tổng hợp tốt cho tim như: protein thực vật, magie và canxi, omega-3, các vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

Khỏe Mới Vui.Com

Nguồn: Khỏe Mới Vui, truy cập ngày 28/05/2014 từ http://khoemoivui.com/cau-tao-va-chuc-nang-cua-tim-nguoi/.

Cấu trúc chức năng sinh lý tim

Độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.
 
Cấu trúc chức năng của tim
 
Tim
Tim là một khối cơ rỗng, trọng lượng khoảng 300gr, được chia thành 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.
Độ dày của các thành tim ở các buồng thay đổi tùy theo chức năng của nó. Thành cơ tim thất trái dày gấp hai đến bốn lần thành thất phải, do nó phải bơm máu với áp lực cao hơn để thắng sức cản lớn của tuần hoàn hệ thống.
Năng lượng cần thiết cho sự chuyển động của máu xuất phát từ thành cơ tim.
 
Hệ thống van tim
Hướng chảy của máu được xác định bởi sự hiện diện của các van tim. Các van tim là những lá mỏng, mềm dẽo, là tổ chức liên kết được bao quanh bởi nội tâm mạc.
Van nhĩ - thất: ngăn giữa nhĩ và thất, bên trái có van hai lá, bên phải có van ba lá. Nó giúp máu chảy một chiều từ nhĩ xuống thất. Các cột cơ gắn với van nhĩ-thất bởi các dây chằng. Cột cơ co rút khi tâm thất co, nó không giúp cho sự đóng của van, mà nó kéo chân van về phía tâm thất, ngăn sự lồi của các lá van về tâm nhĩ trong kỳ thất co rút. Nếu dây chằng bị đứt hoặc nếu một trong các cột cơ bị tổn thương, máu có thể trào ngược về tâm nhĩ khi thất co, đôi khi gây nên rối loạn chức năng tim trầm trọng .
Van bán nguyệt: giữa tâm thất trái và động mạch chủ có van động mạch chủ, van động mạch phổi ở giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Nó giúp máu chảy một chiều từ tâm thất ra động mạch .
Tất cả các van đóng mở một cách thụ động, sự đóng mở tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất qua van. Ví dụ như khi áp lực tâm nhĩ vượt quá áp lực tâm thất thì van nhĩ-thất mở ra, và máu từ nhĩ xuống thất; ngược lại khi áp lực tâm thất lớn hơn áp lực tâm nhĩ, van đóng lại, ngăn máu chảy ngược từ thất về nhĩ (Hình 2).
Hình: Cơ tim và Hệ thống van hai lá.
Sợi cơ tim
Hình: Sợi cơ tim.
Tim được cấu thành bởi 3 loại cơ tim : cơ nhĩ, cơ thất và những sợi cơ có tính kích thích, dẫn truyền đặc biệt. Cơ nhĩ, cơ thất có hoạt động co rút giống cơ vân, loại còn lại co rút yếu hơn nhưng chúng có tính nhịp điệu và dẫn truyền nhanh các xung động trong tim.
Các tế bào cơ tim có tính chất trung gian giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn. Đó là những tế bào nhỏ, có vân, chia nhánh và chỉ một nhân. Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có các cầu nối, kết với nhau thành một khối vững chắc, có những đoạn màng tế bào hòa với nhau. Các sợi cơ tim mang tính hợp bào, hoạt động như một đơn vị duy nhất khi đáp ứng với kích thích, lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim nhanh chóng qua các cầu nối. Sự lan truyền điện thể từ nhĩ xuống thất được dẫn qua một đường dẫn truyền đặc biệt gọi là bộ nối nhĩ-thất.
Các sợi cơ tim chứa nhiều ty lạp thể và mạch máu, phù hợp với đặc tính hoạt động ái khí của tim. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ tim là các tơ cơ (myofibrille), chứa các sợi dày (myosin) và sợi mỏng (actin, tropomyosin, troponin), sự co rút của chúng gây ra co rút toàn bộ tế bào cơ tim. Xung quanh các sợi cơ có mạng nội sinh cơ chất (reticulum sarcoplasmique) là nơi dự trữ canxi.
Như vậy chức năng chính của cơ tim là tự co rút và chúng cũng phản ứng theo cùng một cách thức trong trường hợp bệnh lý : chúng cùng phì đại trong sự quá tải hoặc chúng hoại tử thành những mô xơ trong trường hợp khác.
 
Hệ thống dẫn truyền
Gồm các tế bào mãnh có khả năng phát nhịp (pacemaker) cho toàn bộ tim, chúng tạo thành hệ thống dẫn truyền, dẫn truyền điện thế qua cơ tim. Hệ thống dẫn truyền này đảm bảo cho các buồng tim co rút đồng bộ, gồm :
Nút xoang nhĩ: còn gọi là nút Keith-Flack, nằm ở cơ tâm nhĩ, chổ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhĩ phát xung khoảng 80l-100l/phút, là nút dẫn nhịp cho tim, nhận sự chi phối của sợi giao cảm và dây phó giao cảm (dây X).
Nút nhĩ-thất: còn gọi là nút Aschoff-Tawara, ở phía sau bên phải vách liên nhĩ, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Phát xung 40-60l/phút, được chi phối bởi dây giao cảm và dây X.
Bó His: đi từ nút nhĩ-thất tới vách liên thất, chạy dưới nội tâm mạc xuống phía phải của vách liên thất khoảng 1cm, còn gọi là bộ nối nhĩ-thất, dẫn truyền điện thế giữa nhĩ và thất, rồi chia làm hai nhánh phải và trái.
Nhánh phải tiếp tục đi xuống phía phải vách liên thất, chia thành những nhánh nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim thất phải gọi là sợi Purkinje. Nhánh trái chui qua vách liên thất, chia một nhánh phía trước mỏng, nhỏ và một nhánh phía sau, dày, rồi cũng chia thành sợi Purkinje để đến nội tâm mạc thất trái. Bộ nối nhĩ-thất, hai nhánh hoặc các sợi Purkinje tần số phát xung rất chậm 20-40l/phút, chỉ nhận sợi giao cảm.
 
Hệ thần kinh
Chi phối tim là hệ thần kinh thực vật.
Dây X phải chi phối cho nút xoang và dây X trái chi phối nút nhĩ-thất. Các sợi phó giao cảm đến cơ nhĩ chứ không đến cơ thất.
Dây giao cảm đến đáy tim theo mạch máu lớn, sau đó phân thành mạng vào cơ tim, thường là theo sau mạch vành.
Thần kinh giao cảm tiết Norepinephrin, làm tăng tần số nút xoang,tăng tốc độ dẫn truyền, và tăng lực co bóp.Thần kinh phó giao cảm làm giảm tần số nút xoang, giảm tốc độ dẫn truyền qua trung gian Acetylcholin.Tác dụng của hai hệ này trái ngược nhau, nhưng có tác dụng điều hòa để đảm bảo cho sự hoạt đông tim.
 
Các đặc tính sinh lý của cơ tim
 
Tính hưng phấn
Tính hưng phấn là khả năng phát sinh điện thế hoạt động gây co cơ tim.
Tim gồm hai loại tế bào cơ:
Những tế bào phát sinh và dẫn truyền xung động, đó là các tế bào nút xoang, nút nhĩ thất và của mạng Purkinje.
Những tế bào trả lời các xung động này bởi sự co rút, đó là các tế bào cơ nhĩ và cơ thất.
Những đặc tính này khiến tim mang tính tự động. Đây là đặc điểm không có ở cơ vân.
Các hoạt động điện trong tim dẫn đến sự co bóp. Do đó, những rối loạn hoạt động điện sẽ đưa đến rối loạn nhịp với biểu hiện từ nhẹ đến nặng trên lâm sàng.
 
Các pha của hoạt động điện thế cơ tim:
Ở trạng thái nghỉ, cả hai loại sợi cơ tim cũng như các tế bào sống khác, đều ở tình trạng phân cực, nghĩa là có một hiệu số điện thế giữa trong và ngoài màng tế bào. Điện thế bên trong âm tính so với ngoài đo được từ -70mV đến -90mV, có khi lên đến -90mV đến -100mV ở loại sợi dẫn truyền đặc biệt như sợi Purkinje, được gọi là điện thế màng lúc nghỉ Điện thế này bắt nguồn từ sự chênh lêch nồng độ của 3 ion chính là Na+, Ca+và chủ yếu là K+. Nồng độ K+ trong tế bào cơ tim rất lớn, gấp 30 lần so với nồng độ K+ ngoài tế bào.
Điện thế màng tế bào cơ tim khi nghỉ ngơi có tính thấm tương đối với K+, K+ có khuynh hướng khuếch tán ra ngoài theo bậc thang nồng độ. Các anion (A-) trong tế bào không khuếch tán ra ngoài với K+. Sự thiếu các cation làm điện thế trong màng âm so với bên ngoài. Điện thế hoạt động của tế bào cơ tim gồm các pha như sau :
Pha 0-1: khi có kích thích, màng tế bào bị khử cực, tính thấm của màng thay đổi, màng tăng tính thấm đối với Na+, kênh Na+ mở ra nhanh chóng và Na+ thâm nhập vào trong tế bào, điện thế trong màng hạ nhanh tới 0mV và trở nên dương tính +20mV. Điện thế hoạt động vẽ một đường gần như thẳng đứng, gọi là pha khử cực nhanh, tương ứng với sóng R của điện tâm đồ (ECG).
Pha 2: pha bình nguyên của điện thế hoạt động, tính thấm của màng đối với ion kali giảm, trong khi đó tính thấm đối với Natri-Canxi tăng, kênh Ca++ chậm được mở ở màng tế bào và màng lưới sinh cơ chất, những ion này đi vào bào tương, một ít Na+ cũng vào theo, và điện thế hoạt động biểu hiện dạng bình nguyên (plateau).
Pha 3: tái cực nhanh trở lại, tính thấm của màng đối với Ca+ giảm, kênh K+ mở ra, màng tăng tính thấm trở lại đối với K+, K+ thoát ra ngoài tế bào nhiều hơn, làm cho điện thế trong màng âm hơn.
Pha 4: phân cực, ở đầu giai đoạn này, Na+ được vận chuyển ra ngoài và K+ đi vào trong tế bào nhờ bơm Na+K+ATPase, với sự có mặt của Mg++. Điện thế màng trở lại trị số lúc ban đầu (hình 3).
Ở các tế bào cơ nhĩ và thất, không có hoạt động tự phát, pha 4 sẽ kéo dài, cho đến khi có một kích thích nào đó từ tế bào lân cận, điện thế màng sẽ dần dần tiến đến ngưỡng và bắt đầu một điện thế hoạt động với các pha như trên.
Nhưng ở loại tế bào đặc biệt của hệ thống dẫn truyền, sẽ không chờ kích thích bên ngoài một cách thụ động, mà ngay trong trạng thái nghỉ ngơi, cũng tìm cách tự khử cực lấy. Ở pha 4, có sự giảm từ từ tính thấm cuả màng đối với K+, tăng tính thấm đối với Na+ làm tăng điện thế qua màng, điện thế trong màng dần hạ xuống, đưa đường cong lên gần đường đẵng điện hơn : đó là sự khử cực chậm tâm trương, đặc trưng cho tế bào tự động. Thuộc tính này khiến chúng có thể tự mình phát ra những xung động nhịp nhàng theo một tần số nhất định. Vì vậy người ta gọi tim có tính tự động. Đặc tính này hoàn toàn độc lập với hệ thần kinh, dù cắt bỏ hết các nhánh thần kinh như trong ghép tim, tim vẫn đập một cách tự động.
Giai đoạn này nhanh nhất nút xoang, tiếp là nút nhĩ-thất và chậm nhất ở sợi Purkinje, biểu hiện khả năng phát xung động riêng lẽ ở mỗi loại tế bào đặc biệt này.
Hình: Hoạt động điện thế của sợi cơ thất.
Do tính hợp bào của cơ tim, nên tim hoạt động theo qui luật ''tất cả hoặc không". Sự kích thích một sợi cơ nhĩ nào đó, sẽ gây một hoạt động điện qua khối cơ nhĩ, tương tự như vậy đối với cơ thất. Nếu bộ nối nhĩ-thất hoạt động tốt, điện thế sẽ truyền từ nhĩ xuống thất. Khi tác nhân kích thích đủ mạnh đưa điện thế trong màng tới ngưỡng, cơ tim co bóp ngay tới mức tối đa. Dưới ngưỡng đó cơ tim không phản ứng gì, tim cũng không co bóp mạnh hơn được.
 
Tác động của hệ thần kinh thực vật lên các tế bào phát nhịp:
Hệ phó giao cảm kéo dài thời gian điện thế hoạt động, làm điện thế màng lúc nghỉ âm hơn, vì vậy làm giảm tính kích thích tế bào. Acetylcholin làm tăng tính thấm của màng cơ tim đối với K+ do đó kéo dài sự khử cực chậm tâm trương.
Những lý do trên làm giảm tần số tế bào phát nhịp, gây chậm nhịp tim.
Ngược lại, hệ giao cảm làm giảm tính kích thích của tế bào và tăng tốc độ khử cực chậm tâm trương, do đó làm tăng nhịp tim.
 
Tính trơ có chu kỳ của cơ tim
Ở các pha khác nhau của điện thế hoạt động, sợi cơ tim đáp ứng không giống nhau với một kích thích bên ngoài.
Ở pha 1 và 2, sợi cơ đã được khử cực rồi nên không đáp ứng với bất cứ kích thích nào, đó là thời kỳ trơ tuyệt đối (0.25-0.3s ở cơ thất). Nó giúp tim không bị rối loạn hoạt động bởi một kích thích ngoại lai. Đây là cơ chế bảo vệ vô cùng cần thiết, giúp cho cơ tim không bị co cứng như cơ vân, một sự co cứng của tim sẽ dẫn đến ngừng tuần hoàn và tử vong.
Ở pha 3, khi điện thế trong màng tăng lên đến -50mV, sợi cơ tim bắt đầu đáp ứng với các kích thích, tuy còn yếu, đó là thời kỳ trơ tương đối (0.05s ở cơ thất). Đến cuối pha 3, sợi cơ tim đi vào thời kỳ siêu bình thường, nghĩa là đáp ứng rất dễ dàng với một kích thích dù nhỏ. Thời kỳ này rất ngắn (hình 4).
Các thời kỳ trơ của cơ nhĩ đều ngắn hơn cơ thất, vì vậy, tốc độ co rút của tâm nhĩ nhanh hơn tâm thất .Sự nắm vững các thời kỳ trơ của sợi sơ tim, giúp ích rất nhiều trong tìm hiểu và điều trị các rối loạn nhịp.
Hình: Điện thế hoạt động của tế bào cơ tim và các thời kỳ trơ.
 
Tính dẫn truyền của cơ tim
Thuộc tính này có ở tất cả hai loại sợi cơ tim. Điện thế động lan truyền dọc sợi cơ tạo thành một làn sóng khử cực. Sóng này có thể so sánh với sóng mà chúng ta quan sát được khi ném một hòn đá xuống nước.
Vận tốc dẫn truyền xung động khác nhau ở các vùng của tim. Ở trạng thái sinh lý, xung động từ nút xoang vào cơ nhĩ với vận tốc vừa phải, 0,8-1m/s. Dẫn truyền chậm lại 0,03-0,05m/s từ tâm nhĩ qua nút nhĩ-thất, điện thế hoạt động rất chậm ở nút nhĩ-thất, do gồm các sợi có đường kính rất nhỏ. Sau đó, vận tốc tăng trong bó His (0,8-2m/s) và đạt rất cao trong mạng Purkinje: 5m/s. Cuối cùng chậm lại khi đi vào các sợi cơ thất, với vận tốc 0,3-0,5m/s.
Hình: Hệ thống dẫn truyền và điện thế hoạt đồng từng vị trí trong tim.
Như vậy, sự dẫn truyền xung động từ nút xoang phải mất 0,15s để bắt đầu khử cực các tâm thất (Hình 5)
 
Tính nhịp điệu của cơ tim
Tính nhịp điệu là khả năng kế tiếp phát xung làm tim co giãn nhịp điệu đều đặn. Xung động bình thường phát sinh từ nút xoang với tần số trung bình 80l/phút. Tiếp đó, hai tâm nhĩ khử cực đầu tiên, nhĩ phải trước nhĩ trái, đồng thời lan tới nút nhĩ-thất theo những bó liên nút. Sự dẫn truyền trong nút nhĩ-thất chậm hẵn lại để cho hai nhĩ có thời gian co bóp xong. Sự trì hoãn này có thể bị rút ngắn bởi sự kích thích của hệ giao cảm và kéo dài bởi dây X.
Xung động tiếp tục theo hai nhánh của bó His vào sợi Purkinje với vận tốc lớn, do đó nhứng sợi cơ thất được khử cực trong vòng 0,08-0,1s (thời gian của sóng QRS trên ECG). Mỏm tim được khử cực trước đáy tim, do đó nó co bóp trước đáy tim, giúp dồn máu từ mõm lên phía đáy và tống máu vào các động mạch.
Nút xoang phát xung động với tần số cao nhất, còn gọi là nút tạo nhịp của tim, nó luôn giữ vai trò chủ nhịp chính cho toàn bộ quả tim. Các chất dẫn truyền thần kinh hoặc các hormon, có thể làm tăng hoặc chậm nhịp tim từ nút xoang. Chẳng hạn như, ở một người lúc nghỉ ngơi, acetylcholin của hệ phó giao cảm khiến nhịp tim đập khoảng 75lần/phút.
Trong những trường hợp bệnh lý, nút nhĩ-thất hoặc cơ nhĩ, cơ thất cũng có thể tạo nhịp, giành lấy vai trò của nút xoang, đứng ra chỉ huy nhịp đập của tim và được gọi là ổ ngoại vị (ectopic focus), những tác nhân gây ra tình trạng này bao gồm càphê, nicotin, mất cân bằng điện giải, thiếu oxy và do tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn digitalis.
Như vậy, sự xuất hiện các ổ ngoại vị khiến nhịp tim chậm và có khi máu sẽ không đủ cho não. Ở những bệnh nhân như vậy, khi cần thiết, có thể duy trì tần số tim bình thường bằng một máy tạo nhịp nhân tạo (artificial pacemaker). Ngoài ra, còn có những máy tạo nhịp theo yêu cầu, không những cho hoạt động bình thường của tim, mà còn giúp tim thích nghi bằng cách tăng tần số lúc vận cơ hay stress.
 
Điện tâm đồ (Electrocardiogramme: ECG)
 
Sơ lược điện tâm đồ
Khi tim hoạt động xuất hiện dòng điện hoạt động của các sợi cơ tim. Những dòng điện này có thể ghi lại từ những điện cực đặt trên da. Như vậy điện tâm đồthể hiện sự hoạt động điện của tim và có thể cho biết tình trạng của tim, tần số, bản chất và sự phát sinh nhịp tim, sự lan tỏa và hiệu quả của các hưng phấn cũng như cho biết các rối loạn có thể có.
Để thu được dòng điện tim, người ta đặt những điện cực của máy ghi điện tim lên cơ thể. Tùy theo vị trí đặt điện cực mà thu được các chuyển đạo khác nhau nhằm nghiên cứu dòng điện tim bình thường và bệnh lý một cách có lợi nhất (Hình).
Tuỳ theo cách mắc điện cực, ta sẽ có 12 chuyển đạo :
Chuyển đạo song cực các chi : D1, D2, D3.
Chuyển đạo đơn cực chi tăng cường : aVR, aVL, AVF.
Chuyển đạo trước tim : V1, V2, V3, V4, V5, V6.
Đường biểu diễn điện tim ( điện tâm đồ) gồm có 5 sóng nối tiếp nhau với 6 chữ cái liên tiếp được đặt tên P, Q, R, S, T. Ba sóng Q, R, S tập hợp lại thành phức bộ QRS. Sóng ở phía trên đường đẳng điện là sóng dương, sóng ở phía dưới đường đẳng điện là sóng âm.
 
Sóng P:
Là sóng khử cực của tâm nhĩ. Biên độ < 0,25mV, thời gian < 0,1s.
Tái cực nhĩ không thấy trên ECG vì nó lẫn trong sóng tiếp theo.
 
Phức hợp QRS:
Thể hiện trạng thái khử cực tâm thất. Thời gian 0,08s.
Sóng Q biên độ ( 0,3mV, thời gian 0,03s.
Sóng R biên độ có thể đến 2mV.
Sóng S gần giống sóng Q.
 
Sóng T:
Thể hiện sự tái cực của tâm thất. Biên độ < 0,5mV, thời gian 0,2s. Mặc dù khử cực và tái cực là những hiện tượng đối ngược nhau, nhưng sóng T thường dương tính như sóng R. Điều này cho thấy sự hình thành hưng phấn và sự lan rộng của nó được thực hiện theo những cách thức khác nhau.
 
Khoảng PQ:
Là thời gian dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ đến tâm thất, thời gian < 0,2s
Khoảng QT:
Tùy thuộc vào tần số tim, thời gian 0,35s đến 0,4s với tần số tim 75lần/phút. Đó là thời gian hoạt động của tâm thất (Hình)
Hình: Cách mắc các điện cực trên da để ghi điện tim.
 
Trục điện tim
Trục điện tim là véctơ mô tả quá trình khử cực của tim, vectơ khử cực trung bình QRS thể hiện gần với trục giải phẫu của tim khi hưng phấn được lan truyền bình thường. Do đó vectơ này được gọi là trục điện trung bình của tim được ký hiệu là ÂQRS .
 
Qui luật Einthoven
Năm 1913 Einthoven ghi được các hiệu số điện thế (HSĐT) ở các đạo trình khi mắc các điện cực ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Ông rút ra qui luật : hiệu số điện thế tỉ lệ thuận với Cos a là góc được tạo nên bởi trục tim và đường nối liền giữa hai điện cực. Khi đường nối 2 điện cực song song với trục tim thì hiệu số điện thế lớn nhất, càng xa trục tim thì hiệu số điện thế càng thấp dần và khi vuông góc với trục tim thì hiệu số điện thế bằng 0.
Chiều dài của vectơ thể hiện điện thế. Các cạnh tam giác là đường nối liền giữa 2 điện cực của chuyển đạo D1, D2, D3. Vẽ hình chiếu của vectơ điện tim lên các cạnh của tam giác, ta thu được những trị số khác nhau trên các cạnh. Đó là hiệu số điện thế của D1, D2, D3.
D2 gần song song với trục tim nên hiệu số điện thế lớn nhất, tiếp đến là D3 và sau cùng là D1 gần vuông góc với trục tim nên hiệu số điện thế nhỏ nhất vì có góc a lớn nhất.
Như vậy sự thay đổi điện thế ở các đạo trình cũng cho biết tình trạng của vùng được thăm dò.
Hình: Sự dẫn truyền xung động qua tim thể hiện trên điện tâm đồ.
Biên độ (mV) và thời gian (ms) các sóng trên điện tâm đồ.
 
Điện tâm đồ & các chất điện giải
Sự thay đổi nồng độ K+ hoặc Ca++ huyết thanh thường dẫn tới sự thay đổi tính hưng phấn của cơ tim và làm rối loạn ECG.
Khi K+ > 6,5mmol/l, sóng T cao và nhọn, QT kéo dài, trường hợp nặng có thể đưa đến ngừng xoang.
Khi K+ < 2,5mmol/l, ST dưới đường đẳng điện, T hai pha và có thể xuất hiện sóng U theo sau sóng T.
Khi Ca++ > 2,75mmol/l, khoảng QT, đoạn ST ngắn lại.
Khi Ca++ < 2,25mmol/l, khỏang QT kéo dài ra.
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Tim đập nhịp nhàng, đều đặn, khoảng 3000 triệu lần cho một đời người. Có thể chia chuỗi hoạt động này thành từng chu kỳ lập đi lập lại riêng rẽ. Khoảng thời gian từ đầu của một tiếng tim này đến đầu tiếng tim khác gọi là một chu kỳ tim. Trong mỗi chu kỳ tim, sự thay đổi áp lực trong trong tâm nhĩ, tâm thất, khiến chúng co và giãn, máu sẽ đi từ vùng áp lực cao đến vùng áp lực thấp. Hình 8 cho thấy mối quan hệ giữa điện tâm đồ, các hiện tượng cơ học (co và giãn) và những thay đổi về ì áp lực tâm nhĩ, tâm thất, thể tích tâm thất,và áp lực động mạch chủ trong suốt chu kỳ tim. Ap lực ở hình vẽ này ở thất trái, còn thất phải thì áp lực thấp hơn nhiều vì thành thất phải mỏng hơn tuy nhiên thể tích tống máu là như nhau. Ở một chu kỳ tim bình thường, hai tâm nhĩ co trong khi hai tâm thất giãn và ngược lại.
 
Các giai đoạn của chu kỳ tim
Chu kỳ tim bao gồm giai đoạn co (tâm thu), và giai đoạn giãn (tâm trương) của tâm nhĩ và của cả tâm thất. Có thể chia một chu kỳ tim thành 3 giai đoạn chính :
 
Đổ đầy thất:
Xảy ra trong giai đoạn tâm trương. Lúc này cơ thất hoàn toàn giãn, áp lực trong thất giảm xuống, áp lực tâm nhĩ vượt quá áp lực tâm thất do máu từ tĩnh mạch liên tục đổ về ì nhĩ. Sự chênh lệch áp suất này khiến cho van nhĩ-thất mở ra và máu từ nhĩ xuống thất, gọi là giai đoạn đầy thất nhanh (80% lượng máu trong nhĩ đổ xuống thất). Cuối thời kỳ này, tâm nhĩ co (khử cực nhĩ : sóng P trên điện tâm đồ) và tống nốt 20% lượng máu còn lại, để khởi đầu cho sự co của thất. Sự co của tâm nhĩ không tuyệt đối cần thiết cho lưu lượng máu đầy đủ ở một tần số tim bình thường.
Cuối kỳ tâm thất trương, có khoảng 130ml máu ở mỗi tâm thất, được gọi là thể tích cuối tâm trương (EDV : end-diastolic volume), chỉ số này quan trọng để đánh giá chức năng tim. Trong giai đoạn đổ đầy thất, có một sự chênh lệch áp lực qua van bán nguyệt, áp lực động mạch chủ lớn hơn áp lực thất trái, tác động lên van, khiến chúng vẫn đóng trong suốt thời kỳ này. Điều này ngăn máu chảy ngược trở lại từ động mạch về tim.
 
Tâm thất co:
Tiếp theo ngay sau khi tâm nhĩ co, xung động từ nút xoang ngang qua nút nhĩ-thất và đến khử cực tâm thất, biểu hiện phức bộ QRS trên điện tâm đồ. Tâm thất bắt đầu co, kết quả làm tăng áp lực trong thất. Khi áp lực tâm thất lớn hơn áp lực tâm nhĩ, van nhĩ-thất đóng lại. Trong khoảng 0.05s, buồng thất là buồng đóng kín vì van nhĩ thất và van tổ chim đều đóng, chiều dài cơ tim không thay đổi, thể tích tâm thất không tăng, nên còn được gọi là sự co đẳng tích (isovolumetric contraction). Khi tâm thất tiếp tục co, áp suất trong buồng tim tăng rất nhanh, vượt quá áp suất trong động mạch. Lúc này, van động mạch mở ra, và máu được tống vào động mạch, thể tích máu được tống mỗi lần tim bóp khoảng 70ml, gọi là giai đoạn tống máu tâm thất, kéo dài 0.25s, cho đến khi tâm thất bắt đầu giãn.
Thể tích máu còn lại trong thất trái sau tâm thất thu 60ml, gọi là thể tích cuối tâm thu (ESV : end-systolic volume).
 
Tâm thất giãn:
Khi tâm thất bắt đầu giãn, 4 buồng tim đều ở thời kỳ tâm trương. Sự tái cực của cơ thất thể hiện sóng T trên điện tâm đồ. Lúc này áp lực tâm thất giảm xuống sau khi xuất hiện sóng T, và dần thấp hơn áp lực động mạch chủ, van động mạch đóng lại, máu có xu hướng dồn lại về van bán nguyệt. Sự va của máu vào các lá van đã đóng lại, tạo nên một sóng nhô lên trên đường cong áp lực động mạch chủ. Sự đóng van động mạch tạo một khoảng ngắn, trong đó thể tích tâm thất không thay đổi vì cả 4 van đều đóng. Giai đoạn này gọi là giãn đẵng tích. Tâm thất tiếp tục giãn, và áp suất bên trong giảm, nhanh chóng, dẫn đến thấp hơn áp lực tâm nhĩ, van nhĩ thất mở ra và giai đoạn đổ đầy thất bắt đầu (Hình 8).
Hình: Liên quan giữa tâm động đồ, điện tâm đồ, thể tích thất trái và tâm thanh đồ.
 
Sự phối hợp giữa tâm thu và tâm trương
 
Với nhịp tim 75l/ph, mỗi chu kỳ tim kéo dài 0.8s:
Trong 0.4s đầu tiên của chu kỳ tim, là giai đoạn tim giãn, cả 4 buồng tim đều ở kỳ tâm trương. Đầu tiên, tất cả các van đều đóng, tiếp đó van nhĩ-thất mở và máu bắt đầu rót xuống thất.
Ở 0.1s tiếp, tâm nhĩ co và van nhĩ-thất mở, nhưng tâm thất vẫn giãn, van bán nguyệt đang đóng.
Đến 0.3s còn lại, tâm nhĩ giãn và tâm thất co. Đầu tiên, tất cả các van đều đóng (co đẳng tích), tiếp đó van bán nguyệt mở, đó là giai đoạn tống máu tâm thất.
Khi nhịp tim nhanh, thời kỳ tâm trương ngắn lại rất nhiều so với tâm thu.
 
*Lưu ý:
Tâm thất không bơm hết máu mỗi khi tim bóp, lượng máu còn lại khoảng 60ml, chính là ESV như đã nêu trên. Khi tim co bóp mạnh, ESV có thể chỉ còn 10-30ml, mặc khác, khi một lượng máu lớn vào tâm thất lúc tim giãn, EDV có thể lên đến 200-250ml (bình thường khoảng 130ml) ở tim bình thường. Sự tăng thể tích cuối tâm trương cùng với sự giảm thể tích cuối tâm thu, khiến cho thể tích tống máu lúc này tăng gấp đôi bình thường. Như vậy, ESV giảm khi sức co của tim tăng hay sức cản bên ngoài giảm và ngược lại ESV tăng khi tim co bóp kém hoặc sức cản ngoại biên tăng, điều này gây rối loạn chức năng tim.
 
Biểu hiện bên ngoài của chu chuyển tim
 
Mạch động mạch
Tâm thất co bóp không những tống máu vào động mạch chủ mà còn tạo một sóng áp lực dịch chuyển dọc theo thành động mạch với vận tốc 5m/s, sóng này đến mạch quay mất 0,1s sau khi được tống vào động mạch chủ. Cường độ của mạch động mạch phụ thuộc chủ yếu vào thể tích tống máu tâm thu. Khi thể tích tống máu yếu như khi mất máu hoặc suy tim, thì mạch yếu, sau một sự gắng sức, mạch mạnh hơn.
 
Tiếng tim
Trước kia, để nghe tiếng tim, người thầy thuốc áp tai trên ngực bệnh nhân, tiếp đó người ta dùng ống nghe tim bằng gỗ, mà ngày nay vẫn còn sử dụng để nghe tim thai. Hiện nay sử dụng ống nghe thông thường (Stéthoscope). Tiếng tim còn được nghe bằng tâm thanh đồ và ghi lại trên băng giấy, mục đích đánh giá hoạt động tiếng tim bằng hình ảnh.
Theo cổ điển, tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai của tim được nghe "poum-tac" là một nhịp đập của tim. Còn ký hiệu là T1 và T2.
T1 do van nhĩ thất đóng, cộng với sự xoáy của máu đập vào thành cơ tim tạo nên một tiếng trầm dài, nghe rõ ở mỏm tim, ngay sau khi tâm thất thu.
T2 do van bán nguyệt đóng, cao ngắn nghe rõ ở đáy tim, đầu thời kỳ tâm trương.
Ngoài ra còn có tiếng T3 phù hợp với kỳ đổ đầy thất nhanh, T4 do sự co của tâm nhĩ, nhưng hai tiếng này không thể nghe bằng ống nghe thông thường.
Ở người lúc nghỉ, thời gian giữa T2 và T1 dài gấp hai lần thời gian giữa T1 và T2, do đó giữa hai tiếng tim có khoảng ngừng. Khi nhịp tim nhanh, khoảng ngừng này ngắn lại.
Trong lâm sàng, nghe tim có thể phát hiện tiếng tim bất thường trong bệnh lý van tim.
 
Lưu lượng tim
Chức năng quan trọng nhất của hệ tim mạch là bảo đảm một lưu lượng tim thỏa đáng đi vào tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống. Tất cả tế bào nhận oxy do máu đem đến mỗi phút để duy trì sức khỏe và cuộc sống. Khi tế bào hoạt động, như trong luyện tập, cần nhiều oxy từ máu hơn, trong lúc nghỉ ngơi, nhu cầu của tế bào giảm và công của tim cũng giảm.
 
Định nghĩa
Lưu lượng tim (LLT) là lượng máu tim tống vào động mạch trong một phút ở mỗi thất.
Lưu lượng tim (ml/phút) = Tần số tim (lần/phút) * Thể tích tống máu tâm thu (ml/nhịp đập)
Lúc nghỉ ngơi, ở người bình thường có tần số tim 72lần/phút và thể tích tống máu tâm thu 70ml, lưu lượng tim sẽ khoảng là 5000ml/phút, tương đương với lượng máu có trong cơ thể (5-6lít) của một người nam trưởng thành. Như vậy, thể tích máu toàn bộ đi qua hai vòng tuần hoàn mất khoảng 1 phút.
 
Đo lưu lượng tim
Có nhiều phương pháp đo Lưu lượng tim, sau đây là hai phương pháp thông dụng :
 
Đo theo phương pháp FICK:
Nguyên tắc này thiết lập trên sự tiêu thụ Oxy mỗi phút (V02) bằng với lượng 0xy mà máu lấy được khi qua phổi mỗi phút. Với công thức Fick :
VO2 = Q (CaO2 - CvO2)
Q là lưu lượng tim.
 
Nồng độ Oxy trong động mạch phổi là Cv02 và nồng độ Oxy trong tĩnh mạch phổi là Ca02, nồng độ tiêu thụ oxy mỗi phút lúc nghỉ khoảng 250 ml/phút.
Độ tiêu thụ 0xy (V02) được tính khi đo thể tích và nồng độ 0xy trong khí thở ra trong một đơn vị thời gian.
Ca02 được đo từ một mẫu máu động mạch cánh tay hay động mạch quay.
Cv02 còn gọi là máu tĩnh mạch trộn được lấy từ một ống thông (Catheter) đưa vào động mạch phổi.
 
Đo theo phương pháp pha loãng nhiệt:
Phương pháp này đòi hỏi Thông tim và các thiết bị hiện đại để ghi lại đường cong pha loãng nhiệt.
Nguyên tắc của phương pháp : chất chỉ thị dung dịch mặn sinh lý có nhiệt độ gần bằng 0 (nước đá đang tan) và thể tích được đo trước. Đưa Catheter qua tĩnh mạch ngoại biên vào đến động mạch phổi. Đầu ống có một thiết bị ghi sự thay đổi nhiệt gọi là cảm thụ nhiệt. Dung dịch muối lạnh được tiêm nhanh vào nhĩ phải, sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian so với nhiệt độ ban đầu của máu động phổi sẽ được ghi lại. Từ diện tích bao gồm trong đường pha loãng nhiệt và đường cơ sở, tính được lưu lượng tim nhanh chóng.
 
Điều hòa lưu lượng tim
Một người lúc nghỉ tim bơm đi khoảng 4-6 lít/phút, khi nhu cầu oxy của cơ thể tăng hoặc giảm, lưu lượng tim thay đổi cho phù hợp. Những yếu tố làm tăng thể tích tống máu tâm thu hay tần số tim đều gây tăng lưu lượng tim. Chẳng hạn, trong tập luyện nhẹ, thể tích tống máu có thể tăng 100ml/nhịp đập và tần số tim là 100lần/phút, như vậy lưu lượng tim sẽ là 10lít/ph. Trong tập luyện cường độ cao ( nhưng chưa phải là tối đa ), tần số tim có thể đến 150lần/ph và thể tích tống máu là 130ml/nhịp đập, lúc này lưu lượng tim lên đến 19,5lít/ph.
 
Tần số tim:
Sự thay đổi nhịp tim quan trọng trong điều hòa cấp thời lưu lượng tim và áp lực máu. Yếu tố đóng vai trò nỗi bậc nhất điều hòa tần số tim là hệ thần kinh thực vật và hormon tủy thượng thận.
 
Hệ thần kinh thực vật:
Trung tâm tim mạch ở hành não nhận các luồng xung động truyền về từ các thụ cảm cảm giác ở ngoại vi và từ trung tâm cao hơn như hệ limbic, vỏ não. Từ đây, xung động đáp ứng truyền ra theo các dây giao cảm và phó giao cảm của hệ thần kinh thực vật chi phối tim.
 
Các chất thụ cảm gồm:
Chất thụ cảm bản thể (proprioceptor) kiểm soát các cử động, ví dụ khi một vận động viên chuẩn bị chạy, tư thế của chi, cơ sẽ tác động vào các proprioceptor, tăng xung động truyền về trung tâm tim mạch, làm tăng nhịp tim.
Chất thụ cảm hóa học (chemoreceptor) tiếp nhận những thay đổi hóa học trong máu.
Chất thụ cảm áp suất (baroreceptor) tiếp nhận những thay đổi về áp lực ở các động mạch và tĩnh mạch lớn, vị trí của quan trọng của nó thường ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Các phản xạ này quan trọng trong điều hòa áp lực máu cũng như tần số tim.
Các sợi giao cảm từ hành não đi đến cột sống, từ tủy sống ngực, các sợi giao cảm tim chi phối nút xoang, nút nhĩ-thất và phần lớn cơ tim. Norepinephrin, hóa chất trung gian của hệ giao cảm, được giải phóng, kết hợp với (1 receptor trên sợi cơ tim, làm tăng tốc độ khử cực tự phát của tế bào nút xoang nhĩ, vì vậy ngưỡng điện thế đến nhanh hơn, gây tăng nhịp tim, đồng thời còn gây tăng sức co của tim, do tăng Ca2+ vào tế bào qua kênh Canxi chậm.
Thần kinh phó giao cảm đến tim theo dây X phải và trái, chi phối nút xoang nhĩ, nút nhĩ-thất và cơ nhĩ, acetylcholin được giải phóng làm giảm tốc độ khử cực tự phát, tăng sự phân cực của tế bào nút xoang nhĩ, thời gian đạt đến ngưỡng chậm hơn và làm giảm nhịp tim.
Trong trạng thái nghỉ, cả giao cảm lẫn phó giao cảm đều hoạt động lên tim, nếu tim mất sự chi phối của thần kinh như do phẫu thuật hoặc do thuốc, thì nhịp tim sẽ tăng đến 100lần/ph; còn bình thường, tim đập khoảng 70lần/ph, chứng tỏ hệ phó giao cảm nổi bậc trong sự điều hòa hoạt động nút xoang.
Mặc dầu tăng nhịp tim là yếu tố khiến lưu lượng tim tăng, nhưng giới hạn cao nhất cho dẫn truyền xung động qua nút xoang với nhịp tim khoảng 250lần/ph, khi tim nhanh trên 170lần/ph, lưu lượng tim sẽ bắt đầu giảm, do thời gian đổ đầy thất trong kỳ tâm trương ngắn lại. Điều này có nghĩa lượng máu về thất giảm (EDV giảm) thì thể tích tống máu tâm thu cũng giảm.
 
Sự điều hòa hóa học:
Một số yếu tố hóa học ảnh hưởng lên sinh lý cơ tim và tần số tim. Trong thiếu oxy máu, nhiễm toan và nhiễm kiềm đều làm giảm hoạt động tim. Tuy nhiên hai yếu tố sau có tác động lớn lên tim:
Hormon: epinephrin và norepinephrin từ tủy thượng thận tăng sức bơm của tim, cùng tác dụng lên tim như norepinephrin của thần kinh giao cảm, làm tăng tốc độ tim lẫn sức co của tim. Hormon tuyến giáp cũng gây tăng nhịp tim.
Ion: nồng độ 3 cation K+, Ca2 + và Na+ có tác động lớn lên chức năng tim. Sự tăng K+ hoặc giảm Na+ máu làm giảm nhịp tim và sức co của tim.
 
Các phản xạ điều hòa nhịp tim:
Phản xạ giảm áp: khi áp suất tăng ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, được tiếp nhận bởi các baroreceptor, thì xung động truyền theo dây Cyon Luwig và dây Hering về hành não, giảm kích thích giao cảm, tăng kích thích dây X làm cho tim đập chậm và huyết áp giảm.
Phản xạ tim-tim (phản xạ Bainbridge) : khi máu về tim nhiều, gốc tĩnh mạch chủ đổ vào nhĩ phải bị căng làm tăng áp suất ở đây, các baroreceptor sẽ truyền xung động theo các sợi cảm giác đi trong dây X về trung tâm tim mạch ở hành não , xung động truyền ra theo dây giao cảm làm tăng nhịp tim và sức co rút, giải quyết tình trạng ứ máu ở tâm nhĩ phải.
Ngoài ra còn có những phản xạ khác ảnh hưởng đến hoạt động tim:
Phản xạ mắt- tim: ấn mạnh lên hai nhãn cầu làm kích thích đầu mút dây V, xung động về hành não kích thích dây X làm tim đập chậm.
Phản xạ Goltz : nếu đánh mạnh vào vùng thượng vị có thể gây ngừng tim. Phản xạ này từ đám rối dương theo dây tạng lên hành não kích thích dây X mạnh. Do vậy trong phẫu thuật, sự co kéo mạnh các tạng ở bụng có thể gây ngừng tim.
Sự kích thích mạnh đột ngột vùng mũi họng, như bóp cổ, treo cổ, gây mê bằng ête cũng có thể gây ngừng tim.
 
Những yếu tố khác:
Tuổi, giới, tình trạng thể lực và thân nhiệt cũng ảnh hưởng đến nhịp tim. Trẻ càng nhỏ, nhịp tim càng nhanh và chậm dần lại cho đến bằng tần số tim bình thường ở người trưởng thành.
Ở người tập luyện, có nhịp tim chậm dưới 60lần/ph, điều này thuận lợi trong việc cung cấp đủ năng lượng khi tập luyện kéo dài.
Sự tăng thân nhiệt như sốt, vận cơ làm tăng nhịp tim. Ngược lại, sự giảm thân nhiệt làm giảm nhịp tim và sức co rút. Hiện nay, để phẫu thuật tim, người ta sử dụng phương pháp hạ nhiệt, bằng cách này thân nhiệt giảm, giảm tốc độ chuyển hóa và giảm nhu cầu oxy của mô, thuận lợi cho cuộc mổ.
 
Thể tích tống máu tâm thu:
Như đã trình bày ở chu kỳ tim, thể tích tống máu tâm thu sẽ bằng thể tích cuối tâm trương trừ thể tích cuối tâm thu. Có 3 yếu tố quan trọng điều hòa thể tích tống máu tâm thu trong những tình huống khác nhau và đảm bảo thất phải, thất trái bơm cùng một lượng máu : (1) tiền gánh: sự giãn ra của tim trước khi co (2) tính co: sức co của từng sợi cơ thất (3) hậu gánh : áp lực cần phải vượt qua trước khi sự tống máu tâm thất bắt đầu.
 
Tiền gánh:
Tiền gánh là thể tích máu đổ đầy thất cuối tâm trương (EDV), EDV càng lớn, trong giới hạn nào đó, sức co rút càng tăng. Điều này được gọi là qui luật Frank-Starling của tim theo tên của hai nhà sinh lý học, Otto Frank và Ernest Starling. Đây là khả năng nội tại để điều chỉnh thể tích máu tống đi cho phù hợp với những thay đổi của máu tĩnh mạch trở về.
Thời gian tâm trương và áp lực tĩnh mạch là hai yếu tố xác định EDV. Khi lượng máu về tim tăng, thì sẽ tăng thể tích tống máu. Khi nhịp tim nhanh, thời gian tâm trương ngắn lại, sự đổ đầy thất giảm và tâm thất bóp trước khi nó được đổ đầy, do đó thể tích tống máu giảm, trong trường hợp này gọi là sự giảm tiền gánh. Qui luật Frank-Starling có mục đích chủ yếu giữ cân bằng đồng thời thể tích tống máu tâm thu của hai tâm thất nhằm tránh, trong tuần hoàn phổi, mọi sự ứ trệ (phù phổi) hoặc bơm máu không hữu ích, có thể dẫn đến tử vong.
 
Tính co rút:
Có những yếu tố ngoại lai ảnh hưởng lên tính co rút mà không có sự thay đổi thể tích cuối tâm trương. Những chất làm tăng co rút gọi là tác nhân co cơ dương tính (positive inotropic agents) và làm giảm co rút gọi là tác nhân co cơ âm tính (negative inotropic agents).
Tác nhân co cơ dương tính bao gồm hormon giao cảm, chất làm tăng Ca2+ nội bào và thuốc như Digitalis. Các yếu tố này thúc đẩy sự đi vào của Ca2+ trong thời kỳ hoạt động điện thế của tim. Tác nhân co cơ âm tính bao gồm chất ức chế hoạt động giao cảm, thiếu khí, nhiễm toan và tăng K+trong dịch ngoại bào.
 
Hậu gánh:
Sự tống máu từ tim bắt đầu khi áp lực thất phải cao hơn áp lực thân động mạch phổi (khoảng 20mmHg) và áp lực thất trái vượt quá áp lực động mạch chủ (khoảng 80mmHg). Thời điểm này, van bán nguyệt mở ra và áp lực phải vượt qua trước khi van mở gọi là hậu gánh. Khi hậu gánh tăng, như khi huyết áp tăng hoặc động mạch bị hẹp do xơ vữa, thể tích tống máu tâm thu sẽ giảm và máu còn lại nhiều trong tâm thất cuối kỳ tâm thu.
 
Điều Trị.VN
 
Nguồn: DieuTri.vn, truy cập ngày 28/05/2014 từ http://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/10-4-2013/S3769/Cau-truc-chuc-nang-sinh-ly-tim.htm.