Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bối cảnh chung
Thực ra, TPP không phải là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên mà Việt Nam tham gia. Trước đó Việt Nam đã tham gia vào hiệp định FTA nội bộ ASEAN, ASEAN với các nước đối tác, song phương với Chile.
Tuy nhiên, các Hiệp định này cơ bản chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hoá và mức độ cam kết cũng ở mức vừa phải, trong khi đó TPP lại rất rộng, không chỉ mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… mà còn có những quy định ràng buộc và vấn đề lao động, môi trường, mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước…
Tuy nhiên, các Hiệp định này cơ bản chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hoá và mức độ cam kết cũng ở mức vừa phải, trong khi đó TPP lại rất rộng, không chỉ mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… mà còn có những quy định ràng buộc và vấn đề lao động, môi trường, mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước…
Nếu nhìn vào các thành viên hiện nay của TPP thì Mỹ là đối tác chiến lược quan trọng nhất. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ bình quân 3 năm (2010 - 2012) đạt 17 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 17,5%. Nếu Việt Nam không tham gia TPP thì khả năng thiết lập một FTA song phương với Mỹ là vô cùng khó khăn.
“Bài toán” thuế quan
Đàm phán hàng hoá, mà nội dung cốt lõi là đàm phán thuế nhập khẩu là nội dung quan trọng nhất trong các vòng đàm phán FTA mà Việt Nam đã tham gia. TPP đặt ra yêu cầu rất cao: xoá bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định TPP có hiệu lực, trừ một tỷ lệ nhất định nhóm các mặt hàng có thể có lộ trình từ 3-5 năm, một số ít có lộ trình tối đa 10 năm. Yêu cầu này vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Với việc xóa bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Gia nhập WTO là tham gia vào một sân chơi với các luật lệ chung, còn tham gia TPP có thể xem như gia nhập “câu lạc bộ những nhà theo chủ nghĩa tự do hoá”. Với mức độ cam kết sâu hơn nhiều so với WTO, thậm chí nhiều lĩnh vực không có trong WTO, tác động hai chiều chắc chắn sẽ rất lớn.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, chủ lực của Việt Nam thì dệt may đứng đầu, tiếp đến là giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt tương ứng 7,5 tỷ USD, 2,3 tỷ USD, 1,8 tỷ USD và 1,2 tỷ USD. Nếu Mỹ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này thì đây sẽ là lợi thế vô cùng lớn, (dệt may và giày dép là những nhóm mặt hàng Mỹ đang áp dụng thuế rất cao (12 - 48%).
Tuy nhiên, những lợi thế này có thực sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu hay không còn phụ thuộc vào quy tắc xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Đối với dệt may đảm bảo toàn bộ khâu dệt, nhuộm, cắt may phải được thực hiện trong khu vực TPP đang đề xuất. Đây là một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi mà hiện tại phần lớn nguyên liệu được nhập khẩu từ ngoài TPP, chủ yếu là từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…
Nếu thực hiện quy tắc xuất xứ này thì mô hình sản xuất dệt may hiện nay sẽ không đem lại giá trị lợi ích nào. Vậy thì điều gì sẽ quyết định tạo ra giá trị gia tăng và tận dụng được lợi ích giảm thuế từ phía Mỹ? Đó chính là đầu tư vào thượng nguồn ngành dệt, tuy nhiên, lĩnh vực này đòi hỏi số vốn khổng lồ và có lẽ chỉ trông chờ chủ yếu vào vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, những lợi thế này có thực sự đem lại lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu hay không còn phụ thuộc vào quy tắc xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Đối với dệt may đảm bảo toàn bộ khâu dệt, nhuộm, cắt may phải được thực hiện trong khu vực TPP đang đề xuất. Đây là một khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi mà hiện tại phần lớn nguyên liệu được nhập khẩu từ ngoài TPP, chủ yếu là từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…
Nếu thực hiện quy tắc xuất xứ này thì mô hình sản xuất dệt may hiện nay sẽ không đem lại giá trị lợi ích nào. Vậy thì điều gì sẽ quyết định tạo ra giá trị gia tăng và tận dụng được lợi ích giảm thuế từ phía Mỹ? Đó chính là đầu tư vào thượng nguồn ngành dệt, tuy nhiên, lĩnh vực này đòi hỏi số vốn khổng lồ và có lẽ chỉ trông chờ chủ yếu vào vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 1992, Việt Nam xuất khẩu giày dép đạt giá trị 5 triệu USD, 10 năm sau con số này đã gấp gần 400 lần, lên đến 1,95 tỷ USD và năm 2012 đạt 7,26 tỷ USD. Liệu xuất khẩu giày dép sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao?
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế cho rằng, thị trường giày dép đã tương đối bão hoà, nếu một quốc gia tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu tốt thì có nghĩa là phải dành được thị phần từ các quốc gia khác. Điều này có lẽ đúng, không chỉ giày dép mà còn ở nhiều mặt hàng khác. Với mức thuế nhập khẩu Mỹ áp dụng lên đến 48% đối với giày dép, nếu không phải chịu khoản thuế này thì giày dép Việt Nam sẽ có lợi thế lớn so với giày dép của Trung Quốc, Ấn Độ... trên thị trường Mỹ. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành da giày Việt Nam.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thương mại quốc tế cho rằng, thị trường giày dép đã tương đối bão hoà, nếu một quốc gia tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu tốt thì có nghĩa là phải dành được thị phần từ các quốc gia khác. Điều này có lẽ đúng, không chỉ giày dép mà còn ở nhiều mặt hàng khác. Với mức thuế nhập khẩu Mỹ áp dụng lên đến 48% đối với giày dép, nếu không phải chịu khoản thuế này thì giày dép Việt Nam sẽ có lợi thế lớn so với giày dép của Trung Quốc, Ấn Độ... trên thị trường Mỹ. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành da giày Việt Nam.
Nhìn chung, mức thuế suất bình quân của Mỹ không cao, khoảng 4%, do vậy trừ những mặt hàng có thuế cao như dệt may, giày dép thì đại đa số đều có thuế suất thấp, trong đó có thủy sản cũng là một trong những ngành xuất khẩu chính của Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành thủy sản nói riêng và nông nghiệp nói chung khi xuất khẩu vào Mỹ thì thuế nhập khẩu lại không phải là rào cản chính mà là các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Bài học về quả thanh long là một minh chứng. Kể cả khi vượt qua được các yêu cầu SPS này thì rất nhiều mặt hàng nông thủy sản của ta đã và đang phải đối mặt với thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp mà chính quyền Mỹ áp dụng. Việc con tôm “cõng” trên mình hai loại thuế, thuế chống phá giá áp dụng cho một số doanh nghiệp lên tới 27,5% và thuế chống trợ cấp 5 - 7% thì khả năng giữ được thị trường sẽ rất khó.
Tuy nhiên, ngành thủy sản nói riêng và nông nghiệp nói chung khi xuất khẩu vào Mỹ thì thuế nhập khẩu lại không phải là rào cản chính mà là các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Bài học về quả thanh long là một minh chứng. Kể cả khi vượt qua được các yêu cầu SPS này thì rất nhiều mặt hàng nông thủy sản của ta đã và đang phải đối mặt với thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp mà chính quyền Mỹ áp dụng. Việc con tôm “cõng” trên mình hai loại thuế, thuế chống phá giá áp dụng cho một số doanh nghiệp lên tới 27,5% và thuế chống trợ cấp 5 - 7% thì khả năng giữ được thị trường sẽ rất khó.
Bên cạnh những cơ hội về nhập khẩu hàng có chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn thay thế cho nguồn hàng từ các nước có trình độ công nghệ thấp hơn như ASEAN, Trung Quốc, thì các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan từ mức bình quân 11,7% hiện nay.
Trong khi thuế gần như là công cụ bảo hộ duy nhất, khi được dỡ bỏ thì yêu cầu đặt ra là phải xem lại rất nhiều kế hoạch, chiến lược phát triển ngành hiện nay, ví dụ chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô. Thực tế đã chứng minh quy hoạch ngành ô tô đã không đạt bất kỳ mục tiêu nào đề ra.
Nếu phải mở cửa hoàn toàn thị trường nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong TPP thì chắc chắn ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ phải có sự điều chỉnh rất lớn, nếu còn tồn tại thì chắc chắn sẽ co hẹp về những phân khúc không phải cạnh tranh trực tiếp với ô tô nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản (những nước có ngành công nghiệp ô tô tiên tiến và hiệu quả).
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, với khoảng 70% dân số tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, TPP vừa mang lại cơ hội nhưng cũng đem đến nhiều thách thức. Cơ hội mở ra khi tham gia TPP là các mặt hàng nông sản của ta sẽ được tiếp cận với một thị trường rộng lớn, sức tiêu thụ cao, đặc biệt là thị trường Mỹ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu có thêm sức cạnh tranh nhờ thuế giảm, như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu…
Với công nghệ chăn nuôi tiên tiến, ngành thịt lợn của Mỹ đã xuất khẩu được 6,1 tỷ USD trong năm 2011 và 6,3 tỷ USD năm 2012. Trong khi đó, ngành chăn nuôi ở Việt Nam phổ biến là quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, chi phí cao, đặc biệt là chi phí cho thức ăn chăn nuôi cao do cơ bản vẫn phải nhập khẩu. Nếu dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với ngành chăn nuôi thì trước mắt tác động có thể không lớn và ngay lập tức, nhưng sẽ có tác động tiêu cực đến các hộ nông dân chăn nuôi trong trung và dài hạn.
Nếu phải mở cửa hoàn toàn thị trường nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong TPP thì chắc chắn ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ phải có sự điều chỉnh rất lớn, nếu còn tồn tại thì chắc chắn sẽ co hẹp về những phân khúc không phải cạnh tranh trực tiếp với ô tô nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản (những nước có ngành công nghiệp ô tô tiên tiến và hiệu quả).
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, với khoảng 70% dân số tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, TPP vừa mang lại cơ hội nhưng cũng đem đến nhiều thách thức. Cơ hội mở ra khi tham gia TPP là các mặt hàng nông sản của ta sẽ được tiếp cận với một thị trường rộng lớn, sức tiêu thụ cao, đặc biệt là thị trường Mỹ. Nhiều mặt hàng xuất khẩu có thêm sức cạnh tranh nhờ thuế giảm, như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu…
Với công nghệ chăn nuôi tiên tiến, ngành thịt lợn của Mỹ đã xuất khẩu được 6,1 tỷ USD trong năm 2011 và 6,3 tỷ USD năm 2012. Trong khi đó, ngành chăn nuôi ở Việt Nam phổ biến là quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, chi phí cao, đặc biệt là chi phí cho thức ăn chăn nuôi cao do cơ bản vẫn phải nhập khẩu. Nếu dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với ngành chăn nuôi thì trước mắt tác động có thể không lớn và ngay lập tức, nhưng sẽ có tác động tiêu cực đến các hộ nông dân chăn nuôi trong trung và dài hạn.
Dịch vụ tài chính – Thách thức mới
Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đây là lĩnh vực được các nước TPP rất quan tâm, đặc biệt là Mỹ với kỳ vọng đưa TPP trở thành Hiệp định tự do hóa của thế kỷ XXI với những cam kết sâu rộng về tiếp cận thị trường trên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Với trình độ phát triển thấp, Việt Nam phải đối mặt với các đề xuất mới và chịu nhiều sức ép về mở cửa thị trường.
Có thể thấy, TPP được chia thành 2 nhóm có trình độ phát triển thị trường tài chính khác nhau, một bên là nhóm các nước có thị trường tài chính đang phát triển như Việt Nam, Peru, Chile, Mexico, Brunei, Malaysia và một bên là các nước có thị trường tài chính phát triển như Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Singapore. Từ đó cũng hình thành 2 nhóm quan điểm khác biệt nhau. So với Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS) của WTO, đàm phán dịch vụ tài chính trong TPP có một số điểm khác biệt lớn như sau:
Đàm phán kết hợp mở cửa thị trường dịch vụ với bảo hộ đầu tư. Điều này đặt ra vấn đề về mở rộng đối tượng và phạm vi cam kết trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, đồng thời bổ sung thêm các nghĩa vụ liên quan đến bảo hộ đầu tư như cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước (ISDS), nguyên tắc đối xử tối thiểu (MST)… Các vấn đề này đến nay vẫn còn được các nước thảo luận và chưa có kết luận thống nhất. So với cam kết trong WTO, đây là những vấn đề mới nên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quan điểm đàm phán. Những nghĩa vụ này tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài thì cũng đồng thời tạo ra thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước.
Đàm phán TPP được thực hiện theo phương thức tiếp cận chọn bỏ. Khác với phương thức chọn cho (chỉ liệt kê các lĩnh vực cam kết mở cửa, các lĩnh vực không liệt kê thì không có nghĩa vụ gì), đàm phán dịch vụ tài chính trong TPP đi theo phương thức chọn bỏ - liệt kê các bảo lưu trong danh mục các biện pháp không tương thích (viết tắt là danh mục NCM); các nội dung không liệt kê trong danh mục này được hiểu là cam kết thực hiện. Phương thức tiếp cận này thường chỉ áp dụng đối với các nước phát triển đã có mức độ mở cửa thị trường cao và có hệ thống pháp luật trong nước ổn định.
Đối với Việt Nam, đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán về dịch vụ tài chính với cách tiếp cận mới này và việc liệt kê các biện pháp bảo lưu trong danh mục NCM được cho là thách thức lớn trong quá trình đàm phán để đảm bảo không bị thiếu sót dẫn đến việc mở cửa thị trường vượt quá khả năng quản lý cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Các nghĩa vụ cam kết trong TPP rất rộng. Trải qua 17 phiên đàm phán, đến nay các bên đã đạt được sự thống nhất 16/21 điều khoản trong dự thảo lời văn của chương dịch vụ tài chính liên quan đến các nguyên tắc về chính sách quản lý, tự do hóa và mở cửa thị trường. Một số nghĩa vụ cam kết chính bao gồm không phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ tài chính trong nước và nước ngoài, cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài cung cấp dịch vụ tài chính qua biên giới trên một số lĩnh vực, sản phẩm tài chính, bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, nghĩa vụ về minh bạch hóa…
Với số lượng thành viên tham gia lớn, ở nhiều trình độ phát triển khác nhau, mối quan tâm khác nhau, đàm phán dịch vụ tài chính TPP vẫn còn một số vấn đề nhạy cảm căn bản chưa đạt được thống nhất như: đưa mua sắm chính phủ và trợ cấp chính phủ vào chương dịch vụ tài chính; cơ chế “bánh cóc” (ratchet) ràng buộc các nước thành viên khi tiến hành sửa đổi các biện pháp bảo lưu thì việc sửa đổi và mức độ sửa đổi sẽ tự động trở thành nghĩa vụ ràng buộc mức độ tự do hóa thị trường của nước thành viên đó, nghĩa vụ cấp phép dịch vụ tài chính mới cho bất kỳ nước thành viên TPP nào không gắn với việc sửa đổi luật trong nước, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Ngoài các nghĩa vụ cam kết chung, các nước còn đặt ra các yêu cầu cam kết cụ thể về mở cửa thị trường và bảo hộ đầu tư đối với một số loại hình dịch vụ tài chính mới mà Việt Nam chưa có trên thị trường tài chính trong nước như mô hình bảo hiểm do các công ty bưu điện cung cấp, bảo hiểm hợp tác xã, dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên giới… Một số nghĩa vụ này đặt ra mức độ mở cửa cao hơn so với WTO, vì vậy được nhận định là khó khăn đối với Việt Nam.
Nhìn chung, các nghĩa vụ cam kết sâu rộng trong TPP sẽ đặt ra những sức ép nhất định về thay đổi chính sách trong nước, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận đối với một số lĩnh vực tài chính mới trên thị trường và điều này dẫn đến áp lực cạnh tranh cao hơn với nhà cung cấp trong nước. Tuy nhiên, sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới (đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ) có thể mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính cạnh tranh và có chất lượng.
Gia nhập WTO là tham gia vào một sân chơi với các luật lệ chung, còn tham gia TPP có thể xem như gia nhập “câu lạc bộ những nhà theo chủ nghĩa tự do hoá”. Với mức độ cam kết sâu hơn nhiều so với WTO, thậm chí nhiều lĩnh vực không có trong WTO, tác động hai chiều chắc chắn sẽ rất lớn. Kinh nghiệm từ việc tham gia và thực thi cam kết WTO cho thấy sẽ không thể tận dụng được cơ hội, đối phó thành công với các thách thức nếu không quyết tâm, mạnh dạn đổi mới từ quan điểm quản lý, chính sách của Chính phủ đến quản trị và sự chủ động của mỗi doanh nghiệp.
Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính)
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 6 - 2013
Nguồn: Tạp chí Tài chính ngày 27/06/2013 truy cập từ http://www.tapchitaichinh.vn/Xuat-nhap-khau/TPP-Buoc-phat-trien-cua-tu-do-hoa-thuong-mai/26749.tctc.