Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán vừa tổ chức công bố bình chọn 10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu của năm 2011.
Một năm với nhiều sự kiện mà nhà đầu tư có lẽ chỉ muốn quên đi, nhưng đây đó cũng đã thấp thoáng những niềm hy vọng.
1. Thị trường chứng khoán với những kỷ lục buồn
Ngày 15/12/2011: chỉ số HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 58,04 điểm.
Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 22% so với năm 2010, riêng vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 73,7 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2010.
65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế. Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn hơn 20% GDP.
2. Chính thức khởi động đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán
Ngày 24/2 tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2011, đã đưa ra kế hoạch sẽ tập trung triển khai từng bước công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán thông qua việc hoàn thiện hệ thống ở cả thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết, thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt.
Hiện nay, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán đã và đang xây dựng các phương án tái cấu trúc với các mảng trọng tâm là: tái cấu trúc các công ty chứng khoán, tái cấu trúc hàng hóa trên thị trường, tái cấu trúc hai sở giao dịch, tái cấu trúc hệ thống nhà đầu tư.
Trong đó, phương án tái cấu trúc các công ty chứng khoán đã được Bộ Tài chính dự thảo đề án trình lên Thủ tướng Chính phủ.
3. Mạnh tay hơn với nhiều vi phạm
Trong năm 2011, tổng số tiền xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là 9,1 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2010, trong đó nổi bật là quyết định xử phạt hành vi thao túng giá cổ phiếu AAA với số tiền 1,2 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2011, cùng với việc xử phạt các trường hợp doanh nghiệp niêm yết vi phạm về chế độ công bố thông tin như: chậm công bố báo cáo tài chính, vi phạm về giao dịch của cổ đông nội bộ và người liên quan (với tổng số tiền phạt là 4,6 tỷ đồng), lần đầu tiên việc xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp có quy trách nhiệm cá nhân.
Theo đó, mỗi doanh nghiệp còn phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính.
4. Nhiều thay đổi trong cơ chế giao dịch
Ngày 1/6/2011, Thông tư số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ký ban hành ngày 1/6/2011, có 5 nội dung mới và có hiệu lực từ ngày 1/8/2011, gồm: mua bán cùng phiên, mở nhiều tài khoản, cho vay ký quỹ, tài khoản ủy quyền, cho phép tổ chức niêm yết được mua lại cổ phiếu lô lẻ để làm cổ phiếu quỹ.
Ngày 30/8/2011, giao dịch ký quỹ chính thức được triển khai theo Quyết định 637/QĐ-UBCK.
5. Chính thức có khung pháp lý cho quỹ mở
Ngày 16/12/2011, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở.
Đây không chỉ là khung pháp lý quan trọng cho sự ra đời của nhiều sản phẩm đầu tư mới, mà còn giúp làm giảm áp lực thoái vốn của các quỹ đóng hiện hữu khi tới hạn giải thể cũng như thu hút thêm những dòng vốn mới vào thị trường chứng khoán.
6. KLS "bỏ cuộc" bất thành
Ngày 2/3/2011, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS) công bố phương án ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Sự kiện này ngay lập tức gây rúng động thị trường. Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của cổ đông, KLS buộc phải từ bỏ phương án này. Tuy nhiên, hiện nay có một số công ty chứng khoán tự nguyện hoặc buộc phải rút bớt nghiệp vụ môi giới.
7. Cổ phiếu niêm yết đầu tiên có nguy cơ trở thành giấy lộn
Ngày 10/5/2011, Tòa án Nhân dân Tp.HM đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD của chủ nợ là ngân hàng ANZ và ban hành quyết định cho phép mở thủ tục phá sản đối với công ty này.
Điều này dẫn tới nguy cơ cổ phiếu phổ thông của DVD mà 1.702 nhà đầu tư đang sở hữu trở thành giấy lộn.
8. Cổ phiếu niêm yết đầu tiên có giá dưới 1.000 đồng và doanh nghiệp niêm yết "cố đấm ăn xôi" trong huy động vốn
Ngày 24/11/2011, cổ phiếu VKP của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hóa là chứng khoán đầu tiên trên hai sàn niêm yết có giá giao dịch chỉ còn 600 đồng. Đây là mức giá thấp kỷ lục của một cổ phiếu niêm yết trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một thống kê trên hai sàn niêm yết tại thời điểm đầu tháng 12/2011 cho thấy, có tới 401 cổ phiếu niêm yết đang giao dịch dưới mệnh giá, chiếm 57,3% tổng số chứng khoán niêm yết.
Tuy nhiên , vẫn có nhiều doanh nghiệp “cố đấm ăn xôi” phát hành cổ phiếu tăng vốn, điển hình như: PVA, PVX, THV..., bên cạnh đó, việc cổ phiếu mất giá quá mạnh là nguyên do khiến nhiều doanh nghiệp tính đến việc hủy niêm yết cổ phiếu.
9. Chính phủ quyết tâm IPO những "ông lớn"
Mặc dù trong bối cảnh thị trường chứng khoán khó khăn, Chính phủ vẫn quyết tâm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các “ông lớn” như: Petrolimex, BIDV.
Điều này một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước lớn, đồng thời góp phần tăng chất lượng hàng hóa và quy mô cho thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, trong năm 2011, thị trường cũng chứng kiến những thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) lớn có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài như: VietinBank, Vietcombank, PVI.
10. Chỉ thị 01 và nút thắt tín dụng cho đầu tư chứng khoán
Ngày 1/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất trong tổng dư nợ: xuống còn 20% vào 30/6/2011 và tiếp tục rút xuống còn 16% vào 31/12/2011.
Yêu cầu này khiến dòng vốn vào thị trường bất động sản và chứng khoán bị thắt chặt, đồng thời tạo ra áp lực rút vốn để giảm tỷ trọng theo yêu cầu từ các ngân hàng và tăng cung trên hai thị trường này.
Sau Chỉ thị số 03/2008, Thông tư số 13/2010, một lần nữa, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp: kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản.
Một năm với nhiều sự kiện mà nhà đầu tư có lẽ chỉ muốn quên đi, nhưng đây đó cũng đã thấp thoáng những niềm hy vọng.
1. Thị trường chứng khoán với những kỷ lục buồn
Ngày 15/12/2011: chỉ số HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 58,04 điểm.
Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 22% so với năm 2010, riêng vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 73,7 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2010.
65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế. Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn hơn 20% GDP.
2. Chính thức khởi động đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán
Ngày 24/2 tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2011, đã đưa ra kế hoạch sẽ tập trung triển khai từng bước công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán thông qua việc hoàn thiện hệ thống ở cả thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết, thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt.
Hiện nay, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán đã và đang xây dựng các phương án tái cấu trúc với các mảng trọng tâm là: tái cấu trúc các công ty chứng khoán, tái cấu trúc hàng hóa trên thị trường, tái cấu trúc hai sở giao dịch, tái cấu trúc hệ thống nhà đầu tư.
Trong đó, phương án tái cấu trúc các công ty chứng khoán đã được Bộ Tài chính dự thảo đề án trình lên Thủ tướng Chính phủ.
3. Mạnh tay hơn với nhiều vi phạm
Trong năm 2011, tổng số tiền xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là 9,1 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2010, trong đó nổi bật là quyết định xử phạt hành vi thao túng giá cổ phiếu AAA với số tiền 1,2 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2011, cùng với việc xử phạt các trường hợp doanh nghiệp niêm yết vi phạm về chế độ công bố thông tin như: chậm công bố báo cáo tài chính, vi phạm về giao dịch của cổ đông nội bộ và người liên quan (với tổng số tiền phạt là 4,6 tỷ đồng), lần đầu tiên việc xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp có quy trách nhiệm cá nhân.
Theo đó, mỗi doanh nghiệp còn phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính.
4. Nhiều thay đổi trong cơ chế giao dịch
Ngày 1/6/2011, Thông tư số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ký ban hành ngày 1/6/2011, có 5 nội dung mới và có hiệu lực từ ngày 1/8/2011, gồm: mua bán cùng phiên, mở nhiều tài khoản, cho vay ký quỹ, tài khoản ủy quyền, cho phép tổ chức niêm yết được mua lại cổ phiếu lô lẻ để làm cổ phiếu quỹ.
Ngày 30/8/2011, giao dịch ký quỹ chính thức được triển khai theo Quyết định 637/QĐ-UBCK.
5. Chính thức có khung pháp lý cho quỹ mở
Ngày 16/12/2011, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở.
Đây không chỉ là khung pháp lý quan trọng cho sự ra đời của nhiều sản phẩm đầu tư mới, mà còn giúp làm giảm áp lực thoái vốn của các quỹ đóng hiện hữu khi tới hạn giải thể cũng như thu hút thêm những dòng vốn mới vào thị trường chứng khoán.
6. KLS "bỏ cuộc" bất thành
Ngày 2/3/2011, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS) công bố phương án ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Sự kiện này ngay lập tức gây rúng động thị trường. Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của cổ đông, KLS buộc phải từ bỏ phương án này. Tuy nhiên, hiện nay có một số công ty chứng khoán tự nguyện hoặc buộc phải rút bớt nghiệp vụ môi giới.
7. Cổ phiếu niêm yết đầu tiên có nguy cơ trở thành giấy lộn
Ngày 10/5/2011, Tòa án Nhân dân Tp.HM đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD của chủ nợ là ngân hàng ANZ và ban hành quyết định cho phép mở thủ tục phá sản đối với công ty này.
Điều này dẫn tới nguy cơ cổ phiếu phổ thông của DVD mà 1.702 nhà đầu tư đang sở hữu trở thành giấy lộn.
8. Cổ phiếu niêm yết đầu tiên có giá dưới 1.000 đồng và doanh nghiệp niêm yết "cố đấm ăn xôi" trong huy động vốn
Ngày 24/11/2011, cổ phiếu VKP của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hóa là chứng khoán đầu tiên trên hai sàn niêm yết có giá giao dịch chỉ còn 600 đồng. Đây là mức giá thấp kỷ lục của một cổ phiếu niêm yết trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một thống kê trên hai sàn niêm yết tại thời điểm đầu tháng 12/2011 cho thấy, có tới 401 cổ phiếu niêm yết đang giao dịch dưới mệnh giá, chiếm 57,3% tổng số chứng khoán niêm yết.
Tuy nhiên , vẫn có nhiều doanh nghiệp “cố đấm ăn xôi” phát hành cổ phiếu tăng vốn, điển hình như: PVA, PVX, THV..., bên cạnh đó, việc cổ phiếu mất giá quá mạnh là nguyên do khiến nhiều doanh nghiệp tính đến việc hủy niêm yết cổ phiếu.
9. Chính phủ quyết tâm IPO những "ông lớn"
Mặc dù trong bối cảnh thị trường chứng khoán khó khăn, Chính phủ vẫn quyết tâm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các “ông lớn” như: Petrolimex, BIDV.
Điều này một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước lớn, đồng thời góp phần tăng chất lượng hàng hóa và quy mô cho thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, trong năm 2011, thị trường cũng chứng kiến những thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) lớn có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài như: VietinBank, Vietcombank, PVI.
10. Chỉ thị 01 và nút thắt tín dụng cho đầu tư chứng khoán
Ngày 1/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất trong tổng dư nợ: xuống còn 20% vào 30/6/2011 và tiếp tục rút xuống còn 16% vào 31/12/2011.
Yêu cầu này khiến dòng vốn vào thị trường bất động sản và chứng khoán bị thắt chặt, đồng thời tạo ra áp lực rút vốn để giảm tỷ trọng theo yêu cầu từ các ngân hàng và tăng cung trên hai thị trường này.
Sau Chỉ thị số 03/2008, Thông tư số 13/2010, một lần nữa, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp: kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản.
Nguồn: Vn Economy, ngày 26/12/2011, truy cập từ http://vneconomy.vn/20111226090439364P0C7/10-su-kien-chung-khoan-viet-nam-2011-noi-buon-di-cung-hy-vong.htm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét