Các ngân hàng trung ương thường sử dụng hai công cụ cơ bản để kiểm soát nguồn cung tiền.
Thứ nhất, các ngân hàng trung ương có thể thiết lập lãi suất để khuyến khích hoặc cắt giảm chi tiêu. Lãi suất càng thấp thì chi phí đi vay càng thấp, từ đó kích thích chi tiêu và vay mượn.
Tuy nhiên, lãi suất không thể xuống dưới 0%. Khi tiến gần đến giới hạn này, lãi suất trở nên ít hiệu quả hơn.
Và do đó, các ngân hàng trung ương buộc phải sử dụng chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Cụ thể, các ngân hàng trung ương tiến hành in tiền và ghi nợ vào tài khoản của mình.
Tiếp đó, các ngân hàng trung ương sử dụng số tiền này để mua tài sản từ các ngân hàng nên các ngân hàng này sẽ có rất nhiều tiền mặt.
Kỳ vọng của các ngân hàng trung ương là các ngân hàng sẽ sử dụng số tiền này cho các doanh nghiệp và người dân vay để đầu tư hoặc chi tiêu, từ đó kích thích nền kinh tế.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng, các ngân hàng này sẽ cho doanh nghiệp và người dân vay tiền.
Bên cạnh đó, QE cũng đem lại nhiều rủi ro như gây ra lạm phát do các ngân hàng trung ương in quá nhiều tiền. Còn nếu in ít tiền, QE sẽ không hiệu quả.
Với những bất đồng sâu sắc về hiệu quả của QE và rủi ro quá lớn kèm theo, kết quả mà chương trình này mang lại vẫn còn là một ẩn số.
Nguồn: Tạp chí Thị Trường, ngày 12/6/2011, truy cập từ http://tapchithitruong.com/ban-tin/kinh-te-quoc-te/6777/chuong-trinh-noi-long-dinh-luong-(qe)-la-gi.html.
Bài này hay đó thưa tiến sĩ nhưng em vẫn chưa hiểu QE là gi?
Trả lờiXóa