Trang

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Các ngân hàng trung ương kiểm soát thị trường vàng như thế nào?



Trong một thời gian dài, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã nắm quyền kiểm soát thị trường và giá vàng nhằm mang lại lợi ích cho mình.

Các ngân hàng trung ương đã bao giờ kiểm soát thị trường vàng?

Câu trả lời là có. Bản vị Vàng là hệ thống kiểm soát cuối cùng mà họ có cho tới khi nó bị loại bỏ. Sau đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Roosevelt đã giành quyền kiểm soát thị trường vàng của nước này khi ông tịch thu tất cả vàng trong nước năm 1933. Quyền sở hữu vàng chỉ được khôi phục vào đầu năm năm 1970. Thậm chí sau đó, quyền được tuyên bố sở hữu vàng là một đặc ân chứ không phải là một quyền.

Rất ít người thực sự đánh giá cao mức độ kiểm soát thị trường vàng và giá vàng của ngân hàng trung ương. Đó là một khía cạnh quan trọng của thị trường vàng và giá vàng.

Ngân hàng trung ương kiểm soát vàng

Khi euro (đồng đô la nằm bên ngoài nước Mỹ và không chịu sự kiểm soát của luật pháp Mỹ) xuất hiện ở châu Âu, các ngân hàng trung ương châu Âu không vui vẻ gì và bán chúng đổi lấy vàng Mỹ. Sau đó, tổng thống Nixon, với sự sáng suốt của mình đã đóng “cửa sổ vàng” (nhưng chỉ sau khi châu Âu tăng mạnh dự trữ, gửi khoảng 12.000 tấn vàng tại các hầm chứa châu Âu).

Trong một hiệp ước các bên cùng có lợi, nhưng bí mật, thế giới sau đó chứng kiến đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. USD giữ được ngôi vị của mình bởi nó là đồng tiền duy nhất được dùng để mua dầu, dầu là tất cả những gì chúng ta cần.

Mất kiểm soát

Sau năm 1971, vàng bắt đầu tăng giá mạnh mẽ, giá vàng từ 42,35 USD/ounce lên 850 USD/ounce. Đây là một tuyên bố công khai rằng công chúng đầu tư toàn cầu không chấp nhận các loại tiền giấy không được bảo đảm bằng vàng. Chúng đơn giản trở thành các nghĩa vụ của chính phủ mà không có ngày thanh toán.

Các ngân hàng trung ương phải hành động để đảm bảo công chúng chấp nhận các đồng tiền này và từ bỏ việc giữ vàng như tiền. Để làm điều đó, nước Mỹ và mở rộng hơn là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quyết định giới hạn việc bán vàng qua các cuộc đấu giá (hạn chế bởi các ngân hàng trung ương vẫn muốn giữ vàng như một tài sản dự trữ quan trọng trong kho của mình). Tất cả số vàng thỏi được bán tại các cuộc đấu giá đều được chộp lấy. Thực tế việc các ngân hàng trung ương muốn giữ vàng và các cuộc bán đấu giá bị hủy bỏ.

Giành lại quyền kiểm soát

Một chiến thuật khác được sử dụng sau đó. Lần này, các ngân hàng trung ương cho các thợ đào vàng vay vàng, họ là những người sử dụng nó để tài trợ cho sản xuất vàng. Điều này khiến lượng vàng đưa vào thị trường cực lớn, thậm chí quá lớn để thị trường có thể hấp thụ được. Giá vàng giảm ngay sau đó xuống mức đáy năm 1999 với 275 USD. Nhưng các ngân hàng trung ương về mặt kỹ thuật vẫn sở hữu vàng khi các nhà sản xuất hoàn trả khoản vay của họ bằng vàng từ các mỏ của họ.

Cùng lúc, các ngân hàng trung ương cung cấp một chiến lược được chuẩn bị chu đáo là nói bóng gió rằng các ngân hàng trung ương có thẻ bán tất cả số vàng mà họ có được từ trước đến giờ. Thị trường và các nhà phân tích đều cắn câu. Công việc đảm bảo rằng USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu duy nhất sau đó đạt được mà không cần tới sự can thiệp của vàng.

Tới khi đồng euro xuất hiện trên thị trường với vai trò là đồng tiền của khu vực châu Âu, thay cho đồng Franc Pháp, Mark Đức và Lira Italia… Nhiệm vụ dễ dàng hơn bằng chiến dịch chống vàng nhằm đảm bảo việc chấp nhận đồng USD, đồng euro đã nhanh chóng trở thành đồng tiền số hai của thế giới. Tuy nhiên, nỗi lo ngại rằng người châu Âu thích vàng hơn vẫn còn, vì thế các lãnh đạo ngân hàng trung ương châu Âu đã thực hiện một số thỏa thuận để bán một lượng giới hạn vàng trong 15 năm (vẫn còn khoảng 1 năm nữa).

Thật bất ngờ, điều này đã loại bỏ lo ngại rằng các ngân hàng trung ương bán vàng. Giá vàng tăng trở lại, các nhà khai thác vàng theo thời gian mua lại tất cả các khoản đảm bảo của mình (phù hợp với hoạt động bán hàng theo tiến trình của các ngân hàng trung ương). Năm 2009, cả người khai thác vàng các các ngân hàng trung ương đã để doanh số bán hàng và số tái bảo hiểm phòng hộ của mình gần như về không.

Cho tới năm 2009, chắc chắn thị trường vàng đã phản ứng với chính sách với vàng của ngân hàng trung ương, và giá cũng thay đổi theo. Hãy đối mặt với chuyện rằng nếu họ không thực sự loại bỏ hơn 30.000 tấn vàng, giá vàng sẽ sụp đổ. Các ngân hàng trung ương biết rõ ràng những tác động của việc lo ngại rằng họ có thể bán vàng. Điều đó đảm bảo một cách chắc chắn rằng khó có khoản đầu tư nào vào vàng. Điều này cũng là sự kiểm soát!

Các ngân hàng trung ương lại mất kiểm soát vàng một lần nữa?

Đầu năm 2009 các ngân hàng trung ương châu Âu đã để mặc hoạt động kinh doanh vàng của mình đi xuống. Điều này cho thấy người ta đã không còn thèm khát vàng. Đồng euro sau đó hoàn toàn được chấp nhận bởi tất cả mọi người. Các nhà điều hành ngân hàng trung ương tái thiết lập tầm quan trọng của vàng bằng cách chấm dứt kinh doanh vàng. Nhưng lãnh đạo các ngân hàng trung ương châu Âu đã làm rõ trong thỏa thuận được gọi là “Hiệp định Washington” rằng tất cả các bên ký kết coi vàng là một tài sản dự trữ quan trọng. Do đó, họ vui mừng khi thấy giá vàng tăng.

Ngay sau đó, khủng hoảng tín dụng đe dọa lĩnh vực ngân hàng và lây lan sang khủng hoảng nợ công. Thế giới tiền tệ không còn vững chắc và vàng được nắm giữ nhiều hơn. Sức hấp dẫn của vàng với các lãnh đạo ngân hàng trung ương được khẳng định lại trong điều kiện như thế.

Tại sao vàng là tài sản dự trữ quan trọng? Trong thời gian tài chính quốc tế căng thẳng, vàng sẽ giải quyết các nghĩa vụ tài chính quốc tế, khi chính phủ hứa sẽ không. Chúng ta đang ở thời điểm mà căng thẳng tài chính kéo theo toàn bộ hệ thống tiền tệ toàn cầu. Chúng ta đang ở ngưỡng chờ đợi có thể là một cuộc xung đột tiền tệ toàn cầu. Điều này có nghĩa các ngân hàng trung ương sẽ không thể bán vàng của mình.

Họ không còn kiểm soát nguồn cung vàng nữa. Sự kiểm soát của ngân hàng trung ương kể từ năm 1985 chỉ làm được đến mức là làm suy yếu giá vàng. Họ đã đặt mình ở vị thế mà họ thậm chí không thể mua vàng dự trữ cho mình. Làm như thế cũng ám chỉ rằng họ chấp nhận việc họ đang mất niềm tin vào tiền giấy. Điều đó không bao giờ được xảy ra. Vì vậy, họ ngồi vững trên 30.000 tấn vàng mà họ đang có, nhưng mất kiểm soát giá vàng. Điều đó xảy ra khi họ ngừng bán vàng.

Tóm lại, ngân hàng trung ương các nước phát triển có thể kiểm soát thị trường vàng trong thời kỳ Bản vị Vàng, bởi họ hành động nhất quán và theo luật pháp quốc gia (và mở rộng ra quốc tế). Họ gần như mất đi điều đó khi châu Âu mua vàng từ Mỹ cho tới khi tổng thống Nixon đóng “cửa sổ vàng”. Sau đó họ mất kiểm soát thị trường vàng từ năm 1971 tới khoảng 1985. Quyền kiểm soát được tái lập thông qua hoạt động hỗ trợ sản xuất và khuyến khích nhu cầu vàng cho tới năm 1999. Sau đó, lãnh đạo các ngân hàng trung ương giới hạn kiểm soát thông qua giới hạn mức kinh doanh, cho phép giá vàng tăng ổn định.

Lý do chính làm sụp đổ sự kiểm soát của ngân hàng trung ương với thị trường vàng và giá vàng là khi các thị trường mới nổi tham gia mua vàng. Các ngân hàng trung ương phương Tây không có khả năng hợp tác để đẩy giá vàng đi xuống bởi họ cần vàng trong dự trữ của mình. Lãnh đạo các ngân hàng trung ương thế giới (các nước phát triển và mới nổi) có lợi ý khác nhau. Không gì có thể đáp ứng tất cả tốt như vàng. Hiện nay, khi niềm tin vào tiền của các nước phát triển trên thế giới đang suy yếu, vàng trở thành một tài sản dự trữ quan trọng. Kỹ thuật là sẽ mua đủ khối lượng vàng mà không đẩy giá vàng tăng vọt.

Lãnh đạo ngân hàng trung ương trên toàn cầu chia rẽ vì vàng, với một số mua vào, số khác nắm giữ, nhưng gần như không có ngân hàng trung ương nào bán ra. Nếu không có được ý tưởng thống nhất, các ngân hàng trung ương sẽ không thể kiểm soát thị trường vàng hay giá của nó nữa. Họ gần như cạnh tranh với nhau và với cả các nhà đầu tư khác để có vàng.àng như thế nào?

Theo Gafin

GIAVANG.NET

Nguồn: GIAVANG.NET ngày 21/01/2013 truy cập từ http://www.giavang.net/cac-ngan-hang-trung-uong-kiem-soat-thi-truong-vang-nhu-the-nao/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét