Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Danh sách người đoạt giải Nobel Kinh tế (List of Nobel laureates in Economics)

Giải Nobel kinh tế, tên chính thức là Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel (tiếng Thụy Điển: Sveriges riksbanks pris i ekonomisk vetenskap till Alfred Nobels minne) là giải thưởng dành cho những nhân vật có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế học. Giải này được thừa nhận rộng rãi là giải thưởng danh giá nhất trong ngành khoa học này.[1]

 

Khái quát

Giải Nobel kinh tế không phải là một trong năm giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng của Alfred Nobel năm 1895.[1][2][3][4][5] Giải này, như tên gọi chính thức của nó thể hiện, là giải thưởng do Ngân hàng Thụy Điển đặt ra và tài trợ bắt đầu từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng và cũng để tưởng niệm Nobel.[1][6][7][8] Giống như những người đoạt giải Nobel trong khoa học hóa học và vật lý, những người đoạt giải Nobel kinh tế là do Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển bầu chọn.[9][10] Những người đoạt giải Nobel kinh tế đầu tiên là nhà kinh tế học người Hà Lan Jan Tinbergen và người Na Uy Ragnar Frisch vào năm 1969 "do đã phát triển và ứng dụng các mô hình động và phân tích các tiến trình kinh tế".[8][11][12]

Tài chính

Tiền thưởng kèm theo Giải Nobel kinh tế cùng các khoản chi phí liên quan do Ngân hàng Thụy Điển tài trợ vào Quỹ Nobel.[9] Từ năm 2001, tiền thưởng kèm theo giải là 10 triệu krona (vào khoảng 1,6 triệu dollar Mỹ tại thời điểm tháng 1 năm 2008), ngang với số tiền thưởng kèm theo của các giải Nobel khác.[13][14][15] Từ năm 2006, Ngân hàng Thụy Điển mỗi năm tài trợ cho Quỹ Nobel 6,5 triệu krona (khoảng 1 triệu dollar tại thời điểm tháng 1 năm 2008) để chi cho các việc hành chính liên quan tới giải và 1 triệu krona nữa (đến cuối năm 2008) để đưa thông tin về giải lên bảo tàng internet của Quỹ.[16]

Danh sách cá nhân đoạt giải Nobel kinh tế

Đây là danh sách những người đoạt giải Nobel kinh tế được trao tặng từ năm 1969 đến nay xếp theo thứ tự ưu tiên thời điểm mới nhất.
Năm Tên Công trình
2011
Flag of the United States
Thomas J. Sargent
Flag of the United States
Christopher A. Sims
Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng lên nền kinh tế.
2010Dale T. Mortensen (Hoa Kỳ)Peter A. Diamond (Hoa Kỳ)Christopher A. Pissarides (Anh, Síp Hy Lạp)Phân tích thị trường dựa trên lý thuyết tìm và khớp
2009Elinor Ostrom (Hoa Kỳ)Oliver Williamson (Hoa Kỳ)Phân tích quản trị kinh tế
2008Paul Krugman (Hoa Kỳ)Đóng góp vào lý thuyết gắn kết hoạt động thương mại quốc tế với địa kinh tế.
2007Leonid Hurwicz (Hoa Kỳ)Eric Maskin (Hoa Kỳ)Roger Myerson (Hoa Kỳ)Đóng góp vào "lý thuyết thiết kế cơ chế"
2006Edmund S. Phelps (Hoa Kỳ)Giải thích quan hệ giữa lạm phátthất nghiệp
2005Robert J. Aumann (Israel-Hoa Kỳ-Đức)Thomas C. Schelling (Hoa Kỳ)Giải thích nguồn gốc sự xung đột và sự hợp tác thông qua việc phân tích "Lý thuyết trò chơi"
2004Finn E. Kydland (Na Uy)Edward C. Prescott (Hoa Kỳ)Đóng góp cho ngành kinh tế học vĩ mô động
2003Robert F. Engle III (Hoa Kỳ)Clive W.J. Granger (Anh)Các phương pháp phân tích số liệu kinh tế theo chuỗi thời gian ARCH và đồng hợp nhất
2002Daniel Kahneman ([Hoa Kỳ - Israel)Vernon L. Smith (Hoa Kỳ)Kahneman đưa những hiểu biết về tâm lý học vào kinh tế, Smith đặt nền móng cho lĩnh vực kinh tế thực nghiệm
2001George A. Akerlof (Hoa Kỳ)A. Michael Spence (Hoa Kỳ)Joseph E. Stiglitz (Hoa Kỳ)nh hưởng của việc kiểm soát thông tin đến thị trường
2000James J. Heckman (Hoa Kỳ)Daniel L. McFadden (Hoa Kỳ)Các lý thuyết và phương pháp phân tích các mẫu chọn lọc và sự lựa chọn riêng lẻ
1999Robert A. Mundell (Canada)Những phân tích mới về tỷ giá hối đoái
1998Amartya Sen (Ấn Độ)Giải thích cơ cấu kinh tế ẩn dưới nạn đói và nạn nghèo
1997Robert C. Merton (Hoa Kỳ)Myron S. Scholes (Hoa Kỳ-Canada)Phát triển công thức đánh giá các lựa chọn chứng khoán
1996James A. Mirrlees (Anh)William Vickrey (Hoa Kỳ-Canada)Lý thuyết động cơ kinh tế theo thông tin phi đối xứng
1995Robert E. Lucas Jr. (Hoa Kỳ)Phát triển và ứng dụng giả thuyết về dự tính duy lý
1994John C. Harsanyi (Hoa Kỳ-Hungary)John F. Nash Jr. (Hoa Kỳ)Reinhard Selten (Đức)Đặt nền tảng cho lý luận về phân tích cân bằng trò chơi phi hợp tác
1993Robert W. Fogel (Hoa Kỳ)Douglass C. North (Hoa Kỳ)Làm thay đổi hoàn toàn phương pháp nghiên cứu sử kinh tế bằng cách áp dụng phương pháp kinh tế lượng
1992Gary S. Becker (Hoa Kỳ)Ứng dụng kinh tế học vi mô vào phân tích hành vi của con người, nguồn nhân lực
1991Ronald H. Coase (Vương quốc Anh)Phát hiện và làm rõ vai trò của chi phí giao dịchquyền sở hữu đối với cơ cấu và chức năng kinh tế từ góc độ thể chế
1990Harry M. Markowitz (Hoa Kỳ)Merton H. Miller (Hoa Kỳ)William F. Sharpe (Hoa Kỳ)Xây dựng lý luận chung để nâng cao tính an toàn cho cơ cấu tài sản
1989Trygve Haavelmo (Na Uy)Phát triển phương pháp xác suất trong kinh tế lượng, số nhân ngân sách cân bằng
1988Maurice Allais (Pháp)Những đóng góp mang tính quyết định vào lý luận liên quan đến sử dụng hiệu quả các nguồn lựcthị trường
1987Robert M. Solow (Hoa Kỳ)Những cống hiến cho lý luận về tăng trưởng kinh tế
1986James M. Buchanan Jr. (Hoa Kỳ)Xây dựng nền tảng về mặt hiến pháphợp đồng cho lý luận lựa chọn công cộng
1985Franco Modigliani (Hoa Kỳ gốc Ý)Phân tích thị trường tài chính, tiết kiệm
1984Richard Stone (Vương quốc Anh)Cải tiến đáng kể cơ sở phân tích thực chứng, đóng góp cơ bản vào cải tiến hệ thống tài khoản quốc gia
1983Gerard Debreu (Pháp)Gây dựng phương pháp phân tích mới cho lý luận kinh tế học, cải tiến triệt để lý luận cân bằng tổng thể
1982George J. Stigler (Hoa Kỳ)Những đóng góp về nguyên nhân và tác động của các quy chế, vai trò của thị trường và cơ cấu ngành
1981James Tobin (Hoa Kỳ)Những phân tích về thị trường tài chính, giá cả, việc làm, sản xuất
1980Lawrence R. Klein (Hoa Kỳ)Đã phát triển các mô hình và phương pháp kinh tế cho việc phân tích chu kỳ kinh tếchính sách kinh tế
1979Theodore W. Schultz (Hoa Kỳ)Arthur Lewis (Anh)Tiên phong trong nghiên cứu về lý luận phát triển kinh tế với những lưu ý đặc biệt đến các vấn đề ở những nền kinh tế đang phát triển
1978Herbert A. Simon (Hoa Kỳ)Tiên phong trong nghiên cứu về quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế
1977Bertil Ohlin (Thụy Điển)James E. Meade (Anh)Đóng góp đột phá vào lý luận thương mại quốc tế và di chuyển vốn quốc tế
1976Milton Friedman (Hoa Kỳ)Đóng góp vào phân tích tiêu dùng, lịch sử và lý luận tiền tệ, giải thích sự phức tạp của các chính sách ổn định kinh tế
1975Leonid Vitaliyevich Kantorovich (Liên Xô)Tjalling C. Koopmans (Hoa Kỳ)Đóng góp lớn lao vào lý luận phân bổ tối ưu nguồn lực kinh tế
1974Gunnar Myrdal (Thụy Điển)Friedrich August von Hayek (Anh)Tiên phong trong lý luận về tiền tệ và chu kỳ kinh tế, phát triển phương pháp phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội, thể chế trong mối quan hệ giữa chúng với nhau
1973Wassily Leontief (Hoa Kỳ)Phát triển phương pháp đầu vào-đầu ra và ứng dụng nó cho những vấn đề kinh tế quan trọng
1972John R. Hicks (Anh)Kenneth J. Arrow (Hoa Kỳ)Những đóng góp mang tính tiên phong vào lý luận cân bằng kinh tế tổng thể và phúc lợi kinh tế
1971Simon Kuznets (Hoa Kỳ)Xây dựng nền tảng thực nghiệm về lý luận tăng trưởng kinh tế cho phép quan sát các cơ cấu kinh tế và xã hội, quan sát quá trình phát triển bằng phương pháp mới và sâu sắc hơn
1970Paul A. Samuelson (Hoa Kỳ)Phát triển các lý luận kinh tế tĩnh và động, nâng phân tích kinh tế lên một tầm cao mới
1969Ragnar Frisch (Na Uy)Jan Tinbergen (Hà Lan)Phát triển và ứng dụng các mô hình động và phân tích các tiến trình kinh tế

Thống kê theo quốc gia

Cho đến năm 2008 thì tất cả các nhà kinh tế được trao giải Nobel đều là nam giới. Phần lớn người đoạt giải đến từ Mỹ, tiếp theo là Anh, Na Uy và Thụy Điển. Với người đến từ hai quốc gia thì mỗi quốc gia được tính nửa điểm.
Quốc gia / Số giải thưởng


Cờ Hoa Kỳ
Hoa Kỳ
46
Flag of the United Kingdom.svg
Anh
8,5
Na Uy
3
Flag of Sweden.svg
Thụy Điển
2
Flag of Germany.svg
Đức
1
Pháp
1
Flag of India.svg
Ấn Độ
1
Israel
1
Canada
1
Hà Lan
1
Síp
0,5

Chú thích

  1. ^ a b c “Nobel Prize”. Encyclopædia Britannica (2007). Truy cập 14 tháng 11 năm 2007.
  2. ^ “Excerpt from the Will of Alfred Nobel”. The Nobel Foundation. Truy cập 7 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ “Qualified Nominators – The Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel”. The Nobel Foundation. Truy cập 18 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ Peter Englund. “Your Questions about The Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel”. The Nobel Foundation. Truy cập 30 tháng 10 năm 2007.
  5. ^ Sylvia Nasar (1998). A Beautiful Mind. New York: Simon & Schuster. 358. ISBN 0-684-81906-6..
  6. ^ “The Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel”. Sveriges Riksbank. Truy cập 7 tháng 11 năm 2007.
  7. ^ “The Nobel Prize”. The Nobel Foundation. Truy cập 7 tháng 11 năm 2007.
  8. ^ a b “The Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel”. The Nobel Foundation. Truy cập 7 tháng 11 năm 2007.
  9. ^ a b “Statutes for The Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel approved by the Crown on the 19th day of December 1968”. The Nobel Foundation. Truy cập 16 tháng 11 năm 2007.
  10. ^ "Nominating and Awarding", in "Prize in Economic Sciences", Royal Swedish Academy of Sciences, truy cập 17 tháng 11 năm 2007.
  11. ^ "Jan Tinbergen" (2007), in Encyclopædia Britannica, truy cập 16 tháng 11 năm 2007, from Encyclopædia Britannica Online: <http://www.britannica.com/eb/article-9380801>.
  12. ^ "Ragnar Frisch" (2007), in Encyclopædia Britannica, truy cập 16 tháng 11 năm 2007, from Encyclopædia Britannica Online: <http://www.britannica.com/eb/article-9364984>.
  13. ^ “The Prize Amount”. The Nobel Foundation. Truy cập 17 tháng 11 năm 2007.
  14. ^ Assar Lindbeck, "The Sveriges Riksbank Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel 1969-2006", nobelprize.org, 18 tháng 4 năm 1999, truy cập 11 tháng 11 năm 2007.
  15. ^ "The Prize in Economic Sciences 2007", press release, Royal Swedish Academy of Sciences, 15 tháng 10 năm 2007, truy cập 16 tháng 11 năm 2007.
  16. ^ “Framställning till riksdagen 2006/07: RB1, Årsredovisning för Sveriges riksbank för räkenskapsåret 2006” định dạng (PDF). Sveriges Riksbank (8 tháng 2 năm 2007). Truy cập 8 tháng 1 năm 2008.

Liên kết ngoài


Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ngày 06/01/2012, truy cập từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_%C4%91o%E1%BA%A1t_gi%E1%BA%A3i_Nobel_Kinh_t%E1%BA%BF.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét