Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam

Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam (Dương Tố Đào, Đại học Công Nghệ Sài Gòn):


 

 



 
  
Xem thêm nhận xét về video clip:
 

Một số sai sót trong clip 10 phút về Lịch sử Việt Nam

"Khu vực Nam Bộ thuộc vương quốc Phù Nam và vùng Tây Bắc không phải kết quả của hiệp định giữa thực dân Pháp với nhà Thanh" là những góp ý của PGS Sử học Vũ Duy Mền cho clip 10 phút về lịch sử Việt Nam.
Chia sẻ với VnExpress, PGS Vũ Duy Mền, Viện Sử học Việt Nam, ghi nhận công sức tìm tòi của nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn khi làm clip 10 phút về Lịch sử xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Theo ông, đó là sự sáng tạo trong cách thể hiện của sinh viên về lịch sử Việt Nam. Các em có kiến thức lịch sử tốt, đáng khích lệ vì giúp người xem hào hứng với những điều tưởng chừng khô khan.
Nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn làm clip về lịch sử gây sốt trên mạng.
Tuy nhiên, PGS Mền cho rằng cần chỉnh sửa hai điểm cho chính xác. Đó là khu vực Nam Bộ trong clip nói rằng vùng đất này trước khi chúa Nguyễn Hoàng (1558-1612) vào mở rộng là đất thuộc Campuchia, điều đó không đúng với lịch sử. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, vùng đất Nam Bộ thuộc vương quốc Phù Nam.
Là quốc gia ven biển, lãnh thổ Phù Nam rất rộng lớn, bao gồm vùng đất Campuchia, phía Nam Việt Nam, Đông Nam và phía Tây Thái Lan, kéo dài đến phía Nam nước Lào và đến tận cực Nam bán đảo Malaysia, mà trung tâm là vùng Nam Bộ. Cư dân gồm đa sắc tộc (bên cạnh người bản địa còn có người gốc Mã Lai - Đa Đảo - từ biển vào).
Sau năm 627, Phù Nam bị sáp nhập vào Chân Lạp của người Khmer, Chân Lạp lại phân ra Lục Chân Lạp thuộc vùng trung lưu sông Me Kong và Thủy Chân Lạp, miền hạ lưu. Đến thế kỷ XVII- XVIII, vùng đất xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam đã tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.
Một điểm cần sửa nữa là vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu và Điện Biên không phải là kết quả của hiệp định giữa thực dân Pháp với nhà Thanh. Từ thời Lê Thái Tổ (1428-1433), sử cũ đã ghi "mùa xuân năm 1432, sai thân vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ". Mường Lễ chính là tỉnh Lai Châu và Điện Biên ngày nay.
"Tác giả nên chỉnh sửa hai chi tiết nêu trên trong clip cho phù hợp với lịch sử khách quan, để tác dụng của nó được nhân rộng, người dân hiểu đúng hơn", PGS Mền nói.
Ngày hôm 6/1, clip lịch sử "Việt Nam hình hài một chữ S" của nhóm sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn xuất hiện và gây sốt trên mạng. Tác giả Dương Tố Đào cho biết, clip được xây dựng từ sự gợi ý và động viên của giáo viên hướng dẫn làm clip về lịch sử Việt Nam kết hợp với phong cách đồ họa infographic.
 
Hoàng Thùy
 
 

Lịch sử mở rộng lãnh thổ Việt nam

Lịch sử mở rộng lãnh thổ Việt nam
 

Một số mốc quan trọng của lãnh thổ Việt Nam
 
Thời Hồng Bàng Một số sử liệu cho rằng vào đầu thời kỳ Hồng Bàng, bộ tộc Việt có lãnh thổ rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử đến vùng Thanh Hóa.
 
Photobucket
 
Bản đồ cho thấy lãnh thổ Việt Nam bao gồm sông Dương Tử đến Thanh Hoá (hình trên)
Sau này nhà nước Văn Lang của bộ tộc Lạc Việt hình thành trên vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã và đồng bằng Sông Lam ,rồi đến thời kỳ Âu LạcThục Phán sau khi chiếm được Văn Lang đã sát nhập vào đất của mình, nước Âu Lạc có lãnh thổ từ phía nam sông Tả Giang (Quảng Tây-Trung Quốc) kéo xuống dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh)
 
Thời Bắc thuộcLãnh thổ của dân tộc Việt thời kỳ này, trong sự cai quản của chính quyền trung ương các triều đại Trung Hoa, tiến về phía nam đến vùng Hà Tĩnh hiện nay, thỉnh thoảng các quan cai trị Giao Chỉ (hoặc Giao Châu) tiến xuống phía nam đánh Chiêm Thành và đưa thêm vùng đất từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân vào cai trị nhưng không giữ được lâu vì sau đó Chiêm Thành thường lấy lại được. Ranh giới lãnh thổ về phía nam đôi khi được nhắc trong sử liệu là một cột mốc bằng đồng dựng lên bởi Mã Viện sau khi chinh phạt sự nổi dậy của Hai Bà Trưng, còn gọi là cột đồng Mã Viện.
Photobucket
Thời kỳ lãnh thổ Việt Nam
còn là một tỉnh của Trung Quốc (hình trên)

Thời phong kiến tự chủ: nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê Sau khi giành độc lập từ Trung Quốc, trong thời đại Ngô-Đinh-Tiền Lê kéo dài 70 năm (939-1009) lãnh thổ của Việt Nam tương ứng với lãnh thổ nhà nước Văn Lang cũ. Ranh giới phía nam tại dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh)

Quá Trình Mở Rộng Lãnh Thổ Về Phía Nam
 Photobucket
 
Đánh Chiêm Thành:
 
Nhà Lý-Trần-Hồ

Đây là thời kỳ thường xuyên có các cuộc giao tranh giữa Đại Việt với Chiêm Thành ở phía nam. Phần thắng thường thuộc về Đại Việt, vốn là nước mạnh hơn.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Củ. Chế Củ buộc phải dâng đất của ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cầu hòa. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất mới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại Việt thêm vùng đất này, nay là Quảng Bình và bắc Quảng Trị.
 
Năm 1306, thuộc vào một giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp, nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Mân.
 
Đổi lại Chế Mân dâng đất cho Đại Việt gồm Châu Ô và Châu Rí. Các vùng đất này được vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, nay thuộc vùng nam Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, lãnh thổ Đại Việt phía nam tới đèo Hải Vân.Những năm đầu thời kỳ nhà Hồ, từ 1400 đến 1403, nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chiêm Thành và đã mở mang được lãnh thổ từ đèo Hải Vân tới bắc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Tuy nhiên phần lãnh thổ này bị Chiêm Thành lấy lại sau khi nhà Hồ sụp đổ (1407)
Nhà Hậu Lê
Trong thời kỳ đầu nhà Hậu Lê, Chiêm Thành và Đại Việt quan hệ tương đối giao hảo.Đến năm 1470 quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành căng thẳng, vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm 20 vạn quân đánh Chiêm Thành. Năm 1471, quân Đại Việt phá tan kinh đô Đồ Bàn (thuộc Bình Định ngày nay), tiêu diệt vua Trà Toàn cùng 7 vạn quân Chiêm Thành, và sát nhập miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân đến bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt, đặt tên vùng đất mới là thừa tuyên Quảng Nam. Lãnh thổ của Đại Việt được kéo về phía nam đến núi Thạch Bi, nay thuộc Phú Yên. Lê Thánh Tông có khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi, ghi công mở đất và phân định ranh giới. Chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nét chữ lờ mờ sứt mẻ, không thể trông rõ được.

Các chúa Nguyễn (Đàng Trong)
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, do áp lực từ các cuộc tấn công của chúa Trịnh từ phương bắc và nhu cầu mở rộng đất đai về phương nam, các chúa Nguyễn đã bắt đầu một công cuộc mở mang bờ cõi Việt Nam về phía nam chưa từng thấy trong lịch sử.
Photobucket
Thời kỳ Đàng Trong Đàng Ngoài (hình trên)
Năm 1611, Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh đem quân vào đánh nước Chiêm Thành lấy đất lập ra phủ Phú Yên chia ra làm hai huyện là Đồng Xuân và Tuyên Hòa, nay thuộc Phú Yên.
Năm 1653 vua nước Chiêm Thành là Bà Thấm nhằm đòi lại đất Phú Yên đã đưa quân sang đánh chiếm. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ là Hùng Lộc sang đánh. Bà Thấm phải dâng thư xin hàng. Chúa Nguyễn để từ sông Phan Lang trở vào cho vua Chiêm, còn từ sông Phan Lang trở ra lấy làm phủ Thái Ninh, sau đổi làm phủ Diên Khánh, nay thuộc Khánh Hòa. Tại đây đặt dinh Thái Khang để Hùng Lộc làm thái thú.
Năm 1693 với lý do vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh bỏ không tiến cống, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai quan tổng binh là Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đi đánh bắt được Bà Tranh cùng thân thuộc về Phú Xuân (Huế).
 
Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất này cho con cháu của Bà Tranh làm đề đốc trấn giữ, bắt đổi y phục như người Việt Nam để phủ dụ dân Chiêm Thành.Tuy nhiên, do sự kháng cự của người Champa và cũng cần tập trung cho việc khai phá đất Nam bộ của Chân Lạp nên qua năm 1695, chúa Nguyễn đổi Thuận Phủ ra làm Thuận Thành Trấn, dành cho người Chăm cơ chế tự trị nhưng vẫn thuộc sự bảo hộ của chúa Nguyễn. Đến năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ cơ chế tự trị trên và lập thành tỉnh Bình Thuận
 
Đánh chiếm Chân Lạp

Photobucket

 Bản đồ chỉ rõ Đế Chế KHMER và lãnh thổ Cham Pa
trước khi sáp nhập vào Nam Việt (hình trên)

 Các Chúa Nguyễn (Đàng Trong)
Trong thời kỳ này, nhiều dân Việt ở Đàng Trong bỏ dải đất miền Trung khắc nghiệt, vào khai khẩn đất làm ruộng ở Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai và buôn bán ở Sài Gòn vốn là đất của Chân Lạp, nhưng không gặp phản kháng gì đặc biệt.
Năm 1623 chúa Nguyễn Phúc Nguyên gây áp lực với Chân Lạp, "mượn" vùng đất Prey Nokor (Sài Gòn ngày nay) đặt trạm và quan chức thu thuế lưu dân Việt đang sinh sống xung quanh ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa
Năm 1658, vua nước Chân Lạp mất, nội bộ nước Chân Lạp lục đục vì tranh giành ngôi. Chúa Nguyễn Phúc Tầnđã giúp một hoàng thân Chân Lạp lên ngôi, đáp lại vị vua mới của Chân Lạp đã ký hiệp ước triều cống chúa Nguyễn hàng năm và cho phép người Việt được làm chủ vùng đất đã khai hoang ở Sài Gòn, Đồng Nai và Bà Rịa. Tại khu vực này lưu dân Việt sinh sống ngày càng đông đúc, chúa Nguyễn đã phải cử một đội quân mạnh để giữ gìn an ninh cũng như đặt các quan cai trị và thu thuế.
Năm 1679 có quan nhà Minh gồm Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến là Tổng binh Trấn thủ đất Long môn (Quảng Tây), Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binh châu Cao, Lôi, Liêm (Quảng Đông) không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3000 người cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Đại Việt. Chúa Hiền nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (Gia Định). Những người này chia nhau ở đất Lộc Đã (Đồng Nai), Ban Lân (Biên Hòa) và Mỹ Tho (Tiền Giang), cày ruộng, làm nhà, lập ra phường phố, có người phương Tây, người Nhật Bản, người Chà Và đến buôn bán khá đông.
 
Năm 1698 chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp. Ông chia đất Đông Phố của những người Tàu ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Ông đặt Trấn Biên dinh (Biên Hòa), đất Trấn Biên thì lập làm xã Thanh Hà, và Phan Trấn dinh (Gia Định), đất Phan Trấn thì lập làm xã Minh Hương, rồi sai quan vào cai trị.

Chúa Nguyễn lại chiêu mộ những kẻ lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất, những người Việt và Tàu ở đây đều thuộc về sổ bộ nước Việt của chúa Nguyễn. Năm 1699, triều đình Chân Lạp tổ chức một cuộc phản công nhằm dành lại nhưng bị thất bại.
 
Năm 1680 Mạc Cửu, một người gốc Quảng Đông, khi nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh đã cùng gia quyến bỏ sang Chân Lạp, mở sòng bạc và cai quản 7 xã gồm toàn lưu dân, gọi là Hà Tiê, Mạc Cửu mở rộng đất đai của mình gồm vùng đất Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc khi đó đang thuộc Chân Lạp nhưng Chân Lạp không kiểm soát được. Năm 1718 để tránh áp lực thường xuyên của Xiêm La sang cướp phá, Mạc Cữu đã dâng đất khai phá xin nội thuộc về chúa Nguyễn, chúa đổi tên thành Trấn Hà Tiên, phong cho Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ lại được làm chức đô đốc, tiếp tục cai quản Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy, mở chợ, làm đường và đưa người về dạy Nho học để khai hóa đất Hà Tiên.
Năm 1739 Mạc Thiên Tứ mở rộng đất đai kiểm soát của mình sang bán đảo Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng. Đưa thêm các vùng đất mới này vào Trấn Hà Tiên thuộc lãnh thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn.
 
Năm 1753, biết vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thông sứ với chúa Trịnh ở ngoài Đàng Ngoài để lập mưu đánh chúa Nguyễn, chúa Nguyễn sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm 1755, Nặc Nguyên (Ang Tong) thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ, rồi xin dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Long Xuyên và Cần Thơ) cho chúa Nguyễn để cầu hòa.
Năm 1757 Nặc Nguyên (Ang Tong) mất, chú họ là Nặc Nhuận đang xin chúa Nguyễn phong cho làm vua thì bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Quan tổng suất là Trương Phúc Du thừa kế sang đánh thắng Nặc Hinh. Chúa Nguyễn cho lập Nặc Tôn (Outey II) , con Nặc Nhuận, vốn đang nương nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên trong lúc hoạn nạn, làm vua Chân Lạp. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa Sông Tiền và Sông Hậu tương ứng với Châu Đốc, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh) để tạ ơn chúa Nguyễn.
 
Nặc Tô lại dâng 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ (5 phủ này về sau khi Pháp thành lập Liên bang Đông Dương đã cắt trả về cho Cao Miên, ngày nay là 2 tỉnh Takéo và Kampot). Mạc Thiên Tứ đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản. Đất thuộc 6 tỉnh miền nam Việt Nam bây giờ thì trước đó là đất của Chân Lạp, tuy nhiên trước đó thì Chân Lạp lại là kẻ chiếm đất của Phù Nam đã từng tồn tại từ khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 tại đồng bằng sông Mekong.
 
Hoàn thiện lãnh thổ
Nhà Nguyễn Vào năm 1830, vua Minh Mạng sát nhập vùng đất Tây Nguyên ngày nay và đưa vào bản đồ Đại Nam (vùng đất Tây Nguyên trước kia là vùng độn giữa Chân Lạp và Champa, nó không thực sự thuộc về bên nào mà khi thì thuộc Champa, khi thì Chân Lạp tùy theo sức mạnh từng thời kỳ của 2 quốc gia này), trong quá trình Nam tiến các chúa nhà Nguyễn hoàn toàn bỏ quên khu vực Cao nguyên mà chỉ tiến theo vùng đồng bằng, mãi tới năm 1830 mới được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mặc dù không hề có người Kinh sinh sống cũng như quan cai trị. Tây Nguyên lúc đó được xem là vùng tự trị của Việt Nam.
 
Năm 1885, Pháp (khi đó đang bảo hộ Việt Nam) đã gây ra với Trung Hoa cuộc chiến tranh Pháp-Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng ở Bắc Kỳ. Kết thúc, Pháp thắng và theo công ước Pháp-Thanh 1885, khu vực ở Tây Bắc gồm Lai Châu, Điện Biên và một phần Lào Cai thuộc về xứ Bắc Kỳ (trước đó khu vực này cũng là vùng đệm giữa các triều đại Trung Hoa và Việt Nam).
Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam còn có sự kiện Nguyễn Công Trứ có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820.

Nguồn: Trường Trung Học Phổ Thông Đại Việt (www.dvs.daivietedu.org) ngày 01/05/2013 truy cập từ http://www.dvs.daivietedu.org/Home/cac-cau-lac-bo/dai-viet-history/lch-s-m-rng-lnh-th-vit-nam.

Bản đồ lịch sử Việt Nam (Thời Bắc Thuộc, Thời Lý-Trần-Hồ, Thời Mạc-Trịnh, Thời Tây Sơn-Nguyễn)

1. Thời kỳ Bắc Thuộc

1.Bản đồ nước Văn Lang
 


 
 
 
2.Nước Âu Lạc
 

 
 
3.Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
 


 


 
 
 
4.Nước Vạn Xuân – Khởi nghĩa Lý Bí
 



 
 
 
5.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
 
 
 
6.Khởi nghĩa Phùng Hưng
 
 
 
7.Khởi nghĩa chống Nam Hán lần 1 (930-931)
 
 
 
8.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
 


 
 
 
9.Bản đồ nước ta năm 944
 
 
 
 
2.Thời Lý-Trần-Hồ
 

1.Bản đồ nước ta thời Lý
 


 
 
 
2.Bản đồ Lý Thường Kiệt chống Tống
 


 
 
 
3.Bản đồ nước ta thời nhà Trần

 
 
 
4.Bản đồ quân ta chống quân Mông Nguyên lần 1 -1254
 


 
 
 
5.Bản đồ quân ta chống quân Mông Nguyên lần 2

 


 
 
 
6.Bản đồ kháng chiến chống Mông-Nguyên lần 3
 


 


 
 
 
7.Bản đồ nước ta cuối năm 1399
 
 
 
8.Bản đồ Đại Việt cho đến hết thế kỉ XV
 
 
 
9.Bản đồ trận Chi Lăng- Xương Giang
 
 
 

3.Thời Hậu Lê-Mạc


 
1.Khởi nghĩa Lam Sơn
 
 
 
2.Chiến trận Chi Lăng
 
 
 
3.Lãnh thổ Đại Việt thế kỉ XV
 
 
 
4.Nhà Hậu Lê trân bản đồ cổ
 
 
5.Trịnh Nguyễn tranh hùng
 
 
 
6.Phong trào nông dân cuối thế kỉ XVI
 
 
 
7.Phong trào nông dân cuối thế kỉ XVIII
 
 
 
8.Tây Sơn lật đổ chính quyền Trịnh – Nguyễn
 
(http://diepdoan.violet.vn/entry/show/entry_id/1314940)
 
 
 

4.Thời Tây Sơn-Nguyễn

 

1.Chiến trận Rạch Gầm Xoài Mút
 
 
 
2.Chiến trận Đống Đa Ngọc Hồi
 
 
 
 
3.Bản đồ nước ta thời Nguyễn

 



Nguồn: Đỗ Mạnh Trình, Trường THCS và THPT Thái Bình (www.truongtuthucthaibinh.com)  ngày 01/05/2013 truy cập từ http://yeusuviet.wordpress.com/giai-tri/cac-ban-do-lich-su/thoi-ki-bac-thuoc/.

Quốc hiệu Việt Nam

Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc. Tại nhiều nơi, người Lạc Việt và người Âu Việt sống xen kẽ với nhau, bên cạnh các thành phần dân cư khác.
 
Do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng gia tăng, các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau có xu hướng tập hợp và thống nhất lại. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên nước.

Văn Lang - Tồn tại 2671 năm (2876 trước CN - 258 trước CN):


Văn Lang, tự xưng là vua - mà sử cũ gọi là Hùng Vương và con cháu ông nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó.

Căn cứ vào các tài liệu sử học, có thể tạm xác định địa bàn nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta hiện nay cùng với một phần phía nam Quảng Ðông, Quảng Tây (Trung Quốc).
 
 
Âu Lạc - Tồn tại 50 năm (257 trước CN - 207 trước CN):
 
 
Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng cho quân xâm lược đất của toàn bộ các nhóm người Việt. Thục Phán - thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt - được tôn làm người lãnh đạo cuộc chiến chống Tần. Năm 208 TCN, quân Tần phải rút lui. Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc.
 
Năm 207 TCN, Triệu Đà - vua nước Nam Việt - tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại. Suốt 7 thế kỷ tiếp đó, mặc dù các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ, chia nước ta thành nhiều châu, quận với những tên gọi khác lạ mà chúng đặt ra, nhưng vẫn không xoá nổi cái tên "Âu Lạc" trong ý thức, tình cảm và sinh hoạt thường ngày của nhân dân ta.
 
Vạn Xuân - Tồn tại 58 năm (544-602)
 
Mùa xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giải phóng lãnh thổ. Tháng 2/544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước được bền vững muôn đời.
 
Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu rồi lại rơi vào vòng đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc (từ năm 602). Quốc hiệu Vạn Xuân bị vùi dập và chỉ được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng Bạch Ðằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc.
 
Ðại Cồ Việt - Tồn tại 86 năm (968-1054)
 
Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, thống nhất quốc gia, lên ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (nước Việt lớn). Quốc hiệu này duy trì suốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý (1010-1053).
 
Ðại Việt - Tồn tại 748 năm (1054-1804)
 
Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu Ðại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần…
 
Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế).
 
Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1802).
 
Ðại Ngu - Tồn tại 7 năm (1400-1406)
 
Tháng 3/1400, Hồ Quý Ly phế Trần Thiếu Ðế, lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành Ðại Ngu ("ngu" tiếng cổ có nghĩa là "sự yên vui"). Quốc hiệu đó tồn tại đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407).
 
Việt Nam - Tồn tại 80 năm (1804-1884)
 
Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi tên nước là Việt Nam, Quốc hiệu Việt Nam được công nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao để trở thành chính thức vào năm 1804. Tuy nhiên, hai tiếng "Việt Nam" lại thấy xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử nước ta. Ngay từ cuối thế kỷ 14 đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí do trạng nguyên Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Ðiều này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), chẳng hạn ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Phòng, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thành (1664) ở Bắc Ninh.... Ðặc biệt bia Thuỷ Môn Ðình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
 
Ðại Nam - Tồn tại trên lý thuyết 107 năm (1838-1945)
 
Đến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành Ðại Nam. Dù vậy, hai tiếng "Việt Nam" vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội.
 
Việt Nam
 
Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toàn ách thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Suốt 30 năm tiếp theo, tuy đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, rồi chia cắt, hai tiếng "Việt nam" vẫn được phổ biến từ Bắc chí Nam và trở thành thân thiết, thiêng liêng với mọi người.
Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, non sông quy về một mối. Ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa nó trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế.
 
Nguồn theo: Tổng Cục Du Lịch

Nguồn: Tin tức du lịch, ngày 23/06/2011 truy cập từ http://www.tintucdulich.com.vn/lich-su_19/quoc-hieu_401.aspx.