Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Chiba, Japan



Chiba, Japan

Riverside City Hall, CA


 
 
Riverside City Hall, CA

Las Vegas Strip, NV



Las Vegas Strip, NV

Mirage Hotel 1, Las Vegas, Nevada



Mirage Hotel 1, Las Vegas, Nevada

LA Downtown 2, CA



LA Downtown 2, CA

LA Downtown 1, CA



LA Downtown 1, CA

Los Angeles Downtown (Hollywood), CA


 
Los Angeles Downtown (Hollywood), CA

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2010


Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2010
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số vốn
thực hiện
(Triệu đô la Mỹ)
Tổng số
13812
214315,60
77945,500
1988
37
341,70
1989
67
525,50
1990
107
735,00
1991
152
1291,50
328,800
1992
196
2208,50
574,900
1993
274
3037,40
1017,500
1994
372
4188,40
2040,600
1995
415
6937,20
2556,000
1996
372
10164,10
2714,000
1997
349
5590,70
3115,000
1998
285
5099,90
2367,400
1999
327
2565,40
2334,900
2000
391
2838,90
2413,500
2001
555
3142,80
2450,500
2002
808
2998,80
2591,000
2003
791
3191,20
2650,000
2004
811
4547,60
2852,500
2005
970
6839,80
3308,800
2006
987
12004,00
4100,100
2007
1544
21347,80
8030,000
2008
1557
71726,00
11500,000
2009
1208
23107,30
10000,000
Sơ bộ 2010
1237
19886,10
11000,000
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
 

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam,ngày 18/12/2011 truy cập từ http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=11373.

Mười năm thực hiện BTA Việt Nam - Hoa Kỳ


Việc thực hiện BTA đã gia tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước
(baodautu.vn) Qua 10 năm thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA: Bilateral Trade Agreement), quan hệ thương mại giữa hai nước đã đạt những kết quả tích cực, song đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam còn khá khiêm tốn.
BTA và phương án “BTA+”
Giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ được nối lại từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 7/1995. Tuy vậy, từ năm 1996 đến 2001, hoạt động thương mại hai chiều và đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chưa có chuyển động tích cực.
Chưa đầy một năm sau ngày hai nước bình thường hoá quan hệ, tháng 5/1996, Mỹ chủ động gửi Việt Nam Dự thảo Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ. Sau hơn 4 năm đàm phán và thông qua các thủ tục pháp lý, ngày 13/7/2000, tại Washington, BTA đã được ký kết và có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2001.
BTA Việt - Mỹ có phạm vi điều chỉnh rộng hơn nhiều so với các hiệp định thương mại mà nước ta đã ký với một số nước, quy định chi tiết cam kết mở cửa thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư và thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của công dân và pháp nhân hai nước Việt Nam và Mỹ.
Sau khi BTA có hiệu lực, Mỹ đã áp dụng Quy chế Quan hệ thương mại bình thường và Quy chế Tối huệ quốc (MFN: Most Favored Nations), giảm mức thuế quan trung bình đánh vào hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ 40% xuống 4%, mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Tháng 12/2006, Tổng thống Mỹ G.W.Bush quyết định trao cho Việt Nam Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR: Permanent Normal Trade Relations ).
Trên cơ sở BTA, Việt Nam và Mỹ đã ký nhiều hiệp định và thoả thuận về ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, Hiệp định khung về thương mại và đầu tư song phương (TIFA: Trade and Investment Framework Agreements), đang cùng một số nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation) đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP: Trans-Pacific Partnership).
Trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO: World Trade Organization), nước ta đồng thời phải tiến hành đàm phán đa phương và song phương với một số nước thành viên có yêu cầu. Mỹ là nước thành viên có tiếng nói quan trọng đối với sự tham gia của bất kỳ quốc gia nào vào tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Mặc dù đã có BTA, nhưng Mỹ vẫn yêu cầu nước ta đàm phán với Mỹ, bởi vì việc Việt Nam gia nhập WTO không những có quan hệ đến hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước, mà còn liên quan đến lợi ích của Mỹ về thương mại với Việt Nam và với các nước thành viên khác của WTO.
Xuất phát từ lợi ích quốc gia, khi đàm phán BTA, Mỹ đã hướng tới việc yêu cầu Việt Nam mở cửa thị trường đến mức cao nhất. Khi đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ tiếp tục tìm mọi cách để đạt được những gì chưa đạt được trong BTA, hay gọi là phương án “BTA+”.
Nước ta đã phối hợp các hoạt động chính trị, ngoại giao để hoàn thành các cuộc đàm phán song phương với 27 quốc gia và nền kinh tế thành viên WTO, trong đó có Mỹ. Ngày 31/5/2006, tại TP.HCM, Việt Nam và Mỹ đã ký Thoả thuận song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO. Thỏa thuận này là sự bổ sung cho BTA, là điều kiện có tính quyết định để ngày 11/1/2007 nước ta là thành viên thứ 150 của WTO.
Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết đối với BTA cũng như đối với các hiệp định đa phương và song phương khác về việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải cách nền hành chính quốc gia, thủ tục hành chính để phù hợp với các thể chế và thông lệ quốc tế, mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ theo đúng lộ trình đã cam kết, chủ động đẩy nhanh tiến độ giảm thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu và dỡ bỏ hàng rào phi quan thuế, hài hoà hoá thủ tục hải quan.
Chuyển biến sau BTA
Việc thực hiện BTA đã gia tăng nhanh chóng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa hai nước. Nếu như trước khi BTA có hiệu lực, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2001 là 1,51 tỷ USD, thì năm 2002 đã tăng đột biến lên 2,89 tỷ USD; năm 2005 là 6,75 tỷ USD; năm 2010 là 18,10 tỷ USD và năm 2011 ước đạt 20 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ năm 2002 là 2,45 tỷ USD, năm 2005 là 5,93 tỷ USD; năm 2010 là 14,24 tỷ USD, bằng 19,5 lần năm 2001. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao vào thị trường khó tính này là do nước ta đã có sự điều chỉnh theo hướng đa dạng hóa hàng xuất khẩu.
Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ liên tục tăng, năm 2010 là 10,47 tỷ USD, đã bù đắp khoản nhập siêu từ thị trường Trung Quốc, năm 2010 là 12,71 tỷ USD.
Vụ kiện bán phá giá cá da trơn, hàng may mặc của Việt Nam xảy ra năm 2002 và các vụ kiện thương mại khác, việc thực hiện Hiệp định Hàng dệt may Việt Nam - Mỹ (được ký ngày 25/4/2003) đặt ra các hạn mức định lượng đối với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm vào khoảng 7% bắt đầu từ tháng 5/2003 đã làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 3 năm sau đó; năm 2004 là 16%; năm 2005 là 18,8% và năm 2006 là 32,8%. Từ tháng 1/2007, Mỹ xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng may mặc của Việt Nam, đã tác động tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, góp phần quan trọng đưa dệt may chiếm vị thế “quán quân” trong xuất khẩu hàng hóa của nước ta, năm 2011 là 13,5 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng trên 30% so với năm trước, mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu 96 tỷ USD.
Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ đã được cải thiện rõ rệt; hàng chế tác đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong khi tỷ trọng hàng sơ chế và tài nguyên ngày càng giảm.
Năm 2001, khi chưa có BTA, 78% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là hàng sơ chế, chủ yếu là tôm và các sản phẩm dầu khí. Hai năm sau BTA, năm 2003 các mặt hàng chế tác đã chiếm 72% tổng kim ngạch xuất khẩu và hiện nay là 74-75%. Sự gia tăng trong hai năm 2002 và 2003 của hàng chế tác chủ yếu tập trung vào hàng may mặc, sau đó các hàng chế tác khác như điện tử, giày da, đồ gỗ đã tăng trưởng nhanh và chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng chế tác năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào thị trường Việt Nam năm 2010 bằng 8,2 lần năm 2001. Các mặt hàng chủ yếu là phương tiện vận chuyển, máy móc, các sản phẩm chế tác khác, thực phẩm và sản phẩm sơ chế.
Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam không liên tục; hai năm đầu thực hiện BTA đã tăng từ 460 triệu USD năm 2001 lên 1,32 tỷ USD năm 2003, gấp gần ba lần, chủ yếu do việc thực hiện hợp đồng mua máy bay Boeing; từ năm 2004 đến 2006 chỉ giữ mức xấp xỉ 1,1 tỷ USD và năm 2007 đạt 1,68 tỷ USD. Ba năm gần đây, xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam tăng nhanh hơn, năm 2008 là 2,85 tỷ USD, năm 2009 là 2,71 tỷ USD và năm 2010 là 3,77 tỷ USD.
Trước khi có BTA, thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và khu vực ASEAN. Sau khi ký kết BTA, từ năm 2005, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã được phân phối khá đồng đều trên bốn thị trường chính là Mỹ, EU, ASEAN và Nhật Bản. Mỹ từ chỗ là thị trường nhỏ nhất đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; năm 2010 chiếm 19,72% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, cao hơn nhiều so với một số bạn hàng lớn khác như ASEAN là 10,35 tỷ USD, tương đương 14,3%; EU là 11,36 tỷ USD, chiếm 15,73%; Nhật Bản là 7,72 tỷ USD, chiếm 10,7%.
Đây là dấu hiệu tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, do thị trường được mở rộng và đa dạng hơn, nên hạn chế được rủi ro khi chỉ phụ thuộc vào một vài thị trường chính. Hơn nữa, trong môi trường thương mại được đa dạng hoá thì nước ta có thể thích nghi tốt hơn với những thay đổi về điều kiện thương mại của từng quốc gia trong trường hợp bị suy thoái kinh tế, hoặc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật, chế tài thương mại.
 
GS - TSKH Nguyễn Mại

10 sự kiện FDI năm 2010

Đã thành thông lệ, ĐTNN xin gửi đến bạn đọc xa gần kết quả bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài năm 2010. Kết quả được lấy ý kiến tham khảo của các chuyên gia trong lĩnh vực.
1. Điểm sáng giải ngân
Số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy tổng số vốn đăng ký cấp mới từ đầu năm đã đạt 17,23 tỉ USD, tăng 2,5% so với năm trước, cho dù trong kế hoạch năm nay, mục tiêu của Việt Nam là thu hút trên 19 tỉ USD. Cộng với gần 1,4 tỉ USD từ các dự án tăng vốn, tổng số vốn FDI đăng ký trong năm nay đạt gần 18,6 tỉ USD, bằng 82,2% so với năm 2009 cả về số dự án và vốn cam kết. Tuy nhiên, trong khi vốn đăng ký giảm, vốn thực hiện đã tăng, đạt 11 tỉ USD trong năm 2010, tăng 10% so với năm 2009. Singapore trở thành đối tác dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam, trong khi Quảng Nam là địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư, phần lớn nhờ vào việc cấp phép cho đại dự án Nam Hội An.
2. Khối doanh nghiệp FDI hoạt động tốt
Khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã có một năm hoạt động tốt bất chấp những khó khăn chung từ nền kinh tế toàn cầu. Về hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay phục hồi mạnh, nếu nhìn trên các chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp FDI đã thu về gần 38,83 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, tăng 27,8% so với năm 2009. Nếu không tính xuất khẩu dầu thô, doanh thu đạt 33,89 tỉ USD tăng tương ứng 40,1%. Nhập khẩu của khu vực này năm 2010 ước đạt 36,5 tỉ USD, tăng gần 40% so với năm ngoái. Như vậy, cả năm của các doanh nghiệp này xuất siêu vào khoảng 2,3 tỉ USD.
3. Nhiều doanh nghiệp FDI mở công ty nhập khẩu và phân phối
Theo số liệu của Bộ Công thương, trong năm 2010, đã có 525 dự án FDI đầu tư vào mua bán hàng hóa được trình hồ sơ xin cấp phép. Trong số này, có khoảng 235 dự án đáp ứng được các quy định pháp luật có liên quan, trong đó có 175 dự án xin bổ sung mục tiêu phân phối hàng hóa và 60 dự án được cấp phép lần đầu. Việc các doanh nghiệp FDI tăng cường nhập khẩu và phân phối thay vì chỉ sản xuất như trước là xu hướng đã được cảnh báo từ lâu, đặc biệt là khi Công ty Sony chính thức công bố việc ngừng sản xuất. Theo các chuyên gia, đây là một trong những mặt trái của quá trình hội nhập, khi hàng rào thuế suất và các ưu đãi không còn thì việc sản xuất của các doanh nghiệp FDI sẽ không có lợi bằng việc nhập khẩu sản phẩm tương tự từ các nước khác.
4. Đầu tư ra nước ngoài tiếp tục sôi động
Trong năm 1010, Việt Nam có 107 dự án đầu tư ra nước ngoài tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,969 tỉ USD. Ngoài ra, còn có chín dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt trên 87,1 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài năm 2010 đã đạt khoảng 3 tỉ USD. Cũng trong năm 2010, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đã thực hiện đạt 900 triệu USD, trong đó lĩnh vực khai khoáng đạt trên 700 triệu USD. Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá năm 2010 là năm mà hoạt động đầu tư ra nước ngoài diễn ra khá sôi động và đúng hướng vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn ưu tiên. Bộ cũng dự báo rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ tiếp tục xu hướng sôi động. Dự kiến trong năm 2011, vốn đầu tư ra nước ngoài sẽ đạt khoảng 1,5-2 tỉ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 700-900 triệu USD.
5. Vốn gián tiếp đảo chiều vào cuối năm
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, mặc dù thị trường chứng khoán vẫn đang trong giai đoạn khó khăn song vào thời điểm cuối năm, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đã tăng mạnh trở lại. Thay vì mức sụt giảm khoảng 500 - 600 triệu USD trong năm 2009, từ đầu năm đến nay nguồn vốn FII đã tăng khoảng 712 triệu USD. Hiện Bộ Tài chính đang hoàn tất dự thảo Đề án quản lý vốn gián tiếp trình Chính phủ, theo đó Việt Nam đặt mục tiêu thu hút vốn nước ngoài theo hai hướng: (i) Cải thiện thị trường chứng khoán trong nước bằng việc xem xét tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư và cam kết WTO và (ii) Ban hành khung pháp lý hỗ trợ các sản phẩm chứng khoán phái sinh như chứng chỉ lưu ký, phát hành chứng khoán tại nước ngoài…
6. Thay đổi quan điểm nhìn nhận về thu hút vốn FDI
Ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ việc xây dựng một chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững, đề cao chất lượng FDI và nhấn mạnh đến bảo vệ môi trường cũng như trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, đã đến lúc cần phải có chiến lược thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững, vừa coi trọng lượng vốn FDI tăng lên hàng năm, vừa coi trọng chất lượng dự án FDI bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Trong các phát biểu gần đây, lãnh đạo Bộ Kế hoạch đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài cũng đã nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hoạch định lại chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài.
7. Rút giấy phép dự án lớn
UBND tỉnh Quảng Nam đã chính thức ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho Công ty TNHH tập đoàn Bãi Biển Rồng với tổng vốn đầu tư hơn 4 tỉ USD. Lý do công ty trên đã không thực hiện ký quỹ 4 triệu USD để bảo đảm đầu tư theo cam kết, không lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, không xây dựng khu tái định cư, không triển khai các bước đầu tư đã đăng ký…Đây là dự án FDI lớn nhất bị rút giấy phép trong thời gian qua, mở ra tiền lệ cho việc rút giấy phép hàng loạt dự án không triển khai khác trên toàn quốc trong thời gian tới. Ngày càng có nhiều tiếng nói ủng hộ việc các tỉnh thành cần mạnh tay hơn trong việc xử lý các dự án chậm triển khai nhằm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, đồng thời tạo điều kiện cho các chủ đầu tư khác có thể tiếp cận và triển khai dự án một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
8. Nóng chuyện casino
Các dự án có vốn FDI trong lĩnh vực casino đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận trong năm 2010. Đầu tiên là việc dự án Silver Shore Hoàng Đạt ở Đà Nẵng phải “sửa sai” đối với một loạt sai phạm trong quá trình triển khai. Tiếp đó là việc dự án casino Hoàng Đồng ở Lạng Sơn được tái khởi động với mô hình một tổ hợp về nghỉ dưỡng, khách sạn và bất động sản. Và ngay vào thời điểm cuối năm, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hội An, trong đó có một casino, đã được cấp phép với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỉ USD. Trong khi đó, giai đoạn I của dự án Hồ Tràm ở Bà Rịa Vũng Tàu cũng đang được triển khai ráo riết. Việt Nam vẫn coi casino là lĩnh vực đặc thù, cần hạn chế đầu tư. Tuy nhiên, các diễn biến trên thị trường cho thấy dường như Việt Nam vẫn đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án casino.
9. Khởi động cuộc chiến chống chuyển giá
“Cuộc chiến” chống hiện tượng chuyển giá đã được khởi động một cách khá mạnh mẽ trong năm 2010. Không còn là chuyện riêng của ngành thuế, chuyển giá đã trở thành chủ đề nóng ở Quốc hội. Thông tư 66 về chống chuyển giá đã được ban hành vào tháng 4/2010 được xem là một nỗ lực nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc chống chuyển giá. Khách sạn Equatorial đã chính thức bị khởi tố về hành vi chuyển giá trong năm 2010. Các diễn biến gần đây cho thấy trong thời gian tới các cơ quan chức năng sẽ mạnh tay hơn trong vấn đề chuyển giá. Việc thanh kiểm tra hàng loạt sẽ được tiến hành trong thời gian tới.
10. Nhiều tranh luận quanh chuyện cấp phép trồng rừng
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình cho các công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng, tính từ khi dự án trồng rừng đầu tiên được cấp phép vào năm 1995 đến nay, cả nước hiện có tám dự án trồng rừng có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép với tổng vốn đầu tư là 286.090.000 USD. Tuy nhiên, các dự án sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã triển khai nhưng chậm và có quy mô nhỏ hơn nhiều so với quy mô diện tích đất dự kiến. Trong khi đó, nhiều dự án đã được cấp phép tại những khu vực được coi là “nhạy cảm” về an ninh quốc phòng, gây lo lắng trong công luận. Tạm thời, Chính phủ đã chỉ đạo tạm ngừng cấp phép các dự án FDI về trồng rừng, tuy nhiên việc xử lý ra sao đối với các dự án đã cấp phép thì vẫn còn bỏ ngỏ.
ĐTNN
Nguồn: Tạp chí Đầu tư nước ngoài, ngày 21/02/2011 truy cập từ http://www.dautunuocngoai.vn/10-su-kien-FDI-nam-2010_tc_295_0_624.html.

10 sự kiện chứng khoán Việt Nam 2011: Nỗi buồn đi cùng hy vọng

Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán vừa tổ chức công bố bình chọn 10 sự kiện chứng khoán tiêu biểu của năm 2011.

Một năm với nhiều sự kiện mà nhà đầu tư có lẽ chỉ muốn quên đi, nhưng đây đó cũng đã thấp thoáng những niềm hy vọng.

1. Thị trường chứng khoán với những kỷ lục buồn

Ngày 15/12/2011: chỉ số HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử với 58,04 điểm.

Vốn huy động qua phát hành thêm cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 22% so với năm 2010, riêng vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh đạt 73,7 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2010.

65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế. Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn hơn 20% GDP.

2. Chính thức khởi động đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán
Ngày 24/2 tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2011, đã đưa ra kế hoạch sẽ tập trung triển khai từng bước công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán thông qua việc hoàn thiện hệ thống ở cả thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết, thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt.

Hiện nay, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán đã và đang xây dựng các phương án tái cấu trúc với các mảng trọng tâm là: tái cấu trúc các công ty chứng khoán, tái cấu trúc hàng hóa trên thị trường, tái cấu trúc hai sở giao dịch, tái cấu trúc hệ thống nhà đầu tư.

Trong đó, phương án tái cấu trúc các công ty chứng khoán đã được Bộ Tài chính dự thảo đề án trình lên Thủ tướng Chính phủ.

3. Mạnh tay hơn với nhiều vi phạm

Trong năm 2011, tổng số tiền xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là 9,1 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2010, trong đó nổi bật là quyết định xử phạt hành vi thao túng giá cổ phiếu AAA với số tiền 1,2 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2011, cùng với việc xử phạt các trường hợp doanh nghiệp niêm yết vi phạm về chế độ công bố thông tin như: chậm công bố báo cáo tài chính, vi phạm về giao dịch của cổ đông nội bộ và người liên quan (với tổng số tiền phạt là 4,6 tỷ đồng), lần đầu tiên việc xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp có quy trách nhiệm cá nhân.

Theo đó, mỗi doanh nghiệp còn phải xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính.

4. Nhiều thay đổi trong cơ chế giao dịch
Ngày 1/6/2011, Thông tư số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ký ban hành ngày 1/6/2011, có 5 nội dung mới và có hiệu lực từ ngày 1/8/2011, gồm: mua bán cùng phiên, mở nhiều tài khoản, cho vay ký quỹ, tài khoản ủy quyền, cho phép tổ chức niêm yết được mua lại cổ phiếu lô lẻ để làm cổ phiếu quỹ.

Ngày 30/8/2011, giao dịch ký quỹ chính thức được triển khai theo Quyết định 637/QĐ-UBCK.

5. Chính thức có khung pháp lý cho quỹ mở
Ngày 16/12/2011, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở.

Đây không chỉ là khung pháp lý quan trọng cho sự ra đời của nhiều sản phẩm đầu tư mới, mà còn giúp làm giảm áp lực thoái vốn của các quỹ đóng hiện hữu khi tới hạn giải thể cũng như thu hút thêm những dòng vốn mới vào thị trường chứng khoán.

6. KLS "bỏ cuộc" bất thành

Ngày 2/3/2011, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS) công bố phương án ngừng hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Sự kiện này ngay lập tức gây rúng động thị trường. Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của cổ đông, KLS buộc phải từ bỏ phương án này. Tuy nhiên, hiện nay có một số công ty chứng khoán tự nguyện hoặc buộc phải rút bớt nghiệp vụ môi giới.

7. Cổ phiếu niêm yết đầu tiên có nguy cơ trở thành giấy lộn
Ngày 10/5/2011, Tòa án Nhân dân Tp.HM đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DVD của chủ nợ là ngân hàng ANZ và ban hành quyết định cho phép mở thủ tục phá sản đối với công ty này.

Điều này dẫn tới nguy cơ cổ phiếu phổ thông của DVD mà 1.702 nhà đầu tư đang sở hữu trở thành giấy lộn.

8. Cổ phiếu niêm yết đầu tiên có giá dưới 1.000 đồng và doanh nghiệp niêm yết "cố đấm ăn xôi" trong huy động vốn
Ngày 24/11/2011, cổ phiếu VKP của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hóa là chứng khoán đầu tiên trên hai sàn niêm yết có giá giao dịch chỉ còn 600 đồng. Đây là mức giá thấp kỷ lục của một cổ phiếu niêm yết trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một thống kê trên hai sàn niêm yết tại thời điểm đầu tháng 12/2011 cho thấy, có tới 401 cổ phiếu niêm yết đang giao dịch dưới mệnh giá, chiếm 57,3% tổng số chứng khoán niêm yết.

Tuy nhiên , vẫn có nhiều doanh nghiệp “cố đấm ăn xôi” phát hành cổ phiếu tăng vốn, điển hình như: PVA, PVX, THV..., bên cạnh đó, việc cổ phiếu mất giá quá mạnh là nguyên do khiến nhiều doanh nghiệp tính đến việc hủy niêm yết cổ phiếu.

9. Chính phủ quyết tâm IPO những "ông lớn"
Mặc dù trong bối cảnh thị trường chứng khoán khó khăn, Chính phủ vẫn quyết tâm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các “ông lớn” như: Petrolimex, BIDV.

Điều này một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước lớn, đồng thời góp phần tăng chất lượng hàng hóa và quy mô cho thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, trong năm 2011, thị trường cũng chứng kiến những thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) lớn có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài như: VietinBank, Vietcombank, PVI.

10. Chỉ thị 01 và nút thắt tín dụng cho đầu tư chứng khoán
Ngày 1/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm tỷ trọng tín dụng phi sản xuất trong tổng dư nợ: xuống còn 20% vào 30/6/2011 và tiếp tục rút xuống còn 16% vào 31/12/2011.

Yêu cầu này khiến dòng vốn vào thị trường bất động sản và chứng khoán bị thắt chặt, đồng thời tạo ra áp lực rút vốn để giảm tỷ trọng theo yêu cầu từ các ngân hàng và tăng cung trên hai thị trường này.

Sau Chỉ thị số 03/2008, Thông tư số 13/2010, một lần nữa, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp: kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản.

Vốn ngoại ra đi


Các nhà đầu tư nước ngoài trong một chuyến tham quan, tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: THANH TAO.
(TBKTSG) - “Nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng đã tăng từ 2,5% cuối năm 2010 lên 3,5% vào tháng 9-2011. Nợ xấu sẽ tiếp tục tăng và sẽ đạt đỉnh vào giữa năm 2012. Chúng tôi kỳ vọng nợ xấu không làm tan vỡ hệ thống ngân hàng, mà ngược lại sẽ giúp đẩy nhanh quá trình củng cố và cải cách các tổ chức tín dụng. Kỳ vọng này dựa trên cơ sở phần lớn nợ của ngân hàng Việt Nam đều có tài sản thế chấp và tài sản ngầm tương đương hơn 70% GDP” - đó là một trong những nhận định của Dragon Capital trong bản tin Vietnam October Update dành cho nhà đầu tư nước ngoài.
Dragon Capital đã không thể ngờ rằng ngay sau bản tin tháng 10-2011, từ đầu tháng 11 thị trường bất động sản bắt đầu “rùng mình” với hàng loạt dự án căn hộ, biệt thự giảm giá mạnh trong một nỗ lực tìm đầu ra nhằm thu hồi vốn trả nợ ngân hàng của các chủ dự án đầu tư.
Ngay lập tức, giá cổ phiếu bất động sản niêm yết lao dốc không phanh. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của Vietnam Property Fund; Vietnam Enterprise Investments Limited (Veil); Vietnam Growth Fund do Dragon Capital quản lý như HAG, SJS, SCR, BCI, DIG… bị bán tháo.
Sau bất động sản, đến lượt cổ phiếu ngân hàng. Bất chấp hiệu quả kinh doanh và sự tăng trưởng lợi nhuận tương đối tốt so với năm ngoái, cổ phiếu STG, VCB, STB luôn đối mặt với nguồn cung bán ra mạnh nhiều phiên. Nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt các quỹ ETFs, là người bán ròng bền bỉ, nhẫn nại hai loại cổ phiếu nói trên.
Vì sao họ bán?
Những năm trước, có nhiều thời điểm nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng cổ phiếu, nhưng khi đó có thể nhận ra chiến lược “bán rẻ để mua lại rẻ hơn”. Vì vậy, khi thị trường phục hồi, lực cầu của khối ngoại đã tạo điều kiện cho VN-Index có những bước nhảy về phía 600 điểm. Nay thì không, họ bán và bán luôn, hầu như không có dấu hiệu nào chứng tỏ họ sẽ trở lại. Trong các báo cáo dành cho nhà đầu tư ở bên ngoài Việt Nam, một số tổ chức tài chính nhận định chứng khoán Việt Nam chưa đến đáy. Hai điểm nhấn được họ liệt kê để chứng tỏ đáy chưa thể gần là sự ổn định của giá trị đồng nội tệ sẽ còn chịu nhiều thử thách và lạm phát trong năm tới chưa thể rơi về mức một con số.
Bên cạnh đó, phần lớn các quỹ ngoại đang chịu sức ép đóng quỹ vào năm sau. Có rất ít khả năng các nhà đầu tư gia hạn cho các quỹ hoạt động. Thống kê chưa đầy đủ chỉ ra số tiền mà các quỹ ngoại phải thoái vốn năm 2012 lên tới 25.000 tỉ đồng. Đây là dựa vào giá trị tài sản ròng (Net Asset Value: NAV) mà các quỹ đang nắm giữ, chứ không dựa trên số vốn đầu tư ban đầu. Phần lớn các quỹ đều giải ngân vào hai năm 2006-2007. So với mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại, NAV của họ chỉ còn bằng một nửa, thậm chí một phần ba giá trị đầu tư ban đầu. Chẳng hạn một trong những quỹ lớn hiện nay là DWS Vietnam Fund có NAV 198 triệu đô la Mỹ vào ngày 30-11-2011 so với vốn đầu tư ban đầu 500 triệu đô la Mỹ cách đây năm năm (nguồn: Edmond de Rothschils Securities Limited).
Để có thể thoái hết số vốn trên, cần có sự chuẩn bị. Một số quỹ đã bắt đầu bán ra danh mục từ đầu năm nay. Trong 12 tháng qua, VN-Index giảm 18,6% - mức giảm không lớn nhờ sự neo giá hoặc tăng giá của những cổ phiếu có vốn hóa lớn như MSN, BVH, VIC, VPL, nhưng nhiều cổ phiếu blue-chips đã mất giá 50-70%. Hnx cùng thời gian giảm 44,2%. Điều đáng nói là thanh khoản cả hai sàn chỉ còn bằng một phần tư so với cùng kỳ năm ngoái. Có ngày giá trị khớp lệnh của sàn TPHCM chừng 10-15 triệu đô la Mỹ. Thanh khoản như thế sẽ khiến quá trình thoái vốn của khối ngoại kéo dài lê thê và mệt mỏi.
Trong khi đó dòng vốn gián tiếp nước ngoài chảy vào chứng khoán Việt Nam gần như dừng hẳn. Không kể lượng vốn đầu tư có chủ định lâu dài vào một số trường hợp đặc biệt như mua cổ phần của Masan Comsumer, Vinamilk (khi 3% room nước ngoài còn lại được lấp đầy), hay các đợt phát hành trái phiếu quốc tế của HAG, các quỹ không huy động thêm được đồng vốn nào trong hai năm qua. Mới đây VinaCapital hoặc Dragon Capital công bố khả năng có thể gọi thêm khoảng 100-150 triệu đô la Mỹ cho quỹ tư nhân (private equity), nhưng có hai điểm cần chú ý. Thứ nhất, đó mới chỉ là khả năng giả định. Từ nay đến khi các quỹ có tiền trong tay là khoảng thời gian 6-12 tháng. Thứ hai các quỹ này nhiều khả năng giải ngân vào thị trường cận biên đang lên là Lào, Campuchia, nơi sàn chứng khoán vừa mở hoặc sắp mở với những quy định rất thông thoáng cho giới đầu tư ngoại.
Tái cơ cấu và dấu hỏi thời gian
Trong ba tuần ở Mỹ, tiếp xúc với hàng loạt quỹ đầu tư tại đây, tổng giám đốc một công ty chứng khoán cho biết ông không nhận được một sự hứa hẹn nào đầu tư vào Việt Nam năm tới. Ông buồn rầu nói: “Có quỹ họ nói thẳng có thể câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam đang kết thúc nếu cách điều hành nền kinh tế chậm thay đổi”.
Thực ra giới đầu tư ngoại hiểu rất rõ xu hướng tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam và họ cũng biết rằng tái cơ cấu mới chỉ bắt đầu, còn con đường dài phía trước phải đi. Lạm phát rồi sẽ giảm (về một con số), tiền tệ sẽ được nới lỏng, tỷ giá sẽ ổn định, song câu hỏi là bao giờ? Hai, ba năm nữa hay lâu hơn? Trong thời gian chờ đợi, chứng khoán hẳn không có cơ hội để đi lên ngay lập tức. Vậy thì có nên rót vốn vào VN-Index bây giờ hay chờ đến khi chứng khoán phục hồi?
Rất có thể chờ đợi là lựa chọn khả thi thời điểm này!
Thay bằng giải ngân, tiền ngoại đang được rút ra khỏi chứng khoán niêm yết. Nhưng tiền ngoại cũng tỏ ra khôn khéo khi chọn đường chảy vào những doanh nghiệp ăn nên làm ra, có nền tảng quản trị lành mạnh. Tập đoàn Masan vẫn có thể phát hành thêm 100-200 triệu đô la Mỹ cổ phiếu cho nước ngoài (và chuẩn bị phát hành vào đầu năm 2012). Tập đoàn tài chính số một Nhật Bản Mizohu đổ 500 triệu đô la Mỹ mua cổ phần Vietcombank. Một tập đoàn nổi tiếng của Pháp vừa đặt vấn đề mua cổ phần của Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ, nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị Cao Thị Ngọc Dung cho biết PNJ không thiếu vốn và không muốn “đốt cháy” giai đoạn, phát triển quá nhanh. Khả năng vẫn bỏ ngỏ cho đến khi PNJ đưa nhà máy mới đầu tư vào hoạt động. Hoàng Anh Gia Lai đang tính đến khả năng phát hành cổ phiếu công ty cao su (công ty con của HAG) cho nước ngoài. HAG, theo lời Tổng giám đốc Đoàn Nguyên Đức, sẽ rút khỏi lĩnh vực bất động sản sau ba năm nữa.
Cổ phiếu ở Việt Nam đang rất rẻ so với chính bản thân nó cách đây 4-5 năm và so với giá trị những doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Tuy nhiên giá không phải là tất cả. Quan trọng là đồng tiền đầu tư phải mang lại lợi nhuận, mà thị trường chứng khoán lúc này giống như “cái thùng không đáy”, giá vẫn đang rớt. Vốn gián tiếp nước ngoài, do đó, khó mà neo đậu.
Hải Lý

Nguồn: Thời báo Kinh Tế Sài Gòn Online, ngày 09/12/2011, truy cập từ http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/chungkhoan/67431/Von-ngoai-ra-di.html.

Chứng khoán đi xuống vì đâu?


Các chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán năm 2012 sẽ chưa có gì sáng sủa - Ảnh: TL.
 
(TBKTSG Online) - Những dự đoán thị trường chứng khoán hết năm 2011 sẽ vượt qua được mức 500 điểm dường như khó trở thành hiện thực vì gần hết tháng 11 mà chỉ số VN-Index mới hơn 381 điểm. Trước tình hình hiện tại và hướng đến năm 2012, các chuyên gia cho rằng đường đi lên của chứng khoán còn nhiều gập ghềnh.
 
Vì kinh tế vĩ mô
Chỉ số VN-Index chốt phiên ngày 24-11 ở mức 381,78 điểm, vẫn còn cao hơn rất nhiều so với mức thấp kỷ lục vào tháng 2-2009, với hơn 235 điểm; tuy vậy, giá cổ phiếu đã về thấp chưa từng có, và một số cổ phiếu chỉ còn vài trăm đến vài ngàn đồng. Trên 50% cổ phiếu sàn TPHCM được cho là có giá thị trường thấp hơn mệnh giá, con số này của sàn Hà Nội là 64%.
Theo những người quan sát thị trường thì đây có lẽ là thời điểm khó khăn nhất của chứng khoán trong năm nay và diễn biến này có thể kéo dài hết năm nay và năm sau. Yếu tố tác động chính đến thị trường hiện nay vẫn là tình hình kinh tế vĩ mô chưa sáng sủa.
Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã về dưới 1%/tháng trong 4 tháng trở lại đây, và CPI hạ nhiệt là cơ sở để hạ lãi suất cho vay. Nhưng theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội với tình hình hiện tại, khi những rủi ro của nền kinh tế còn hiện hữu thì việc hạ lãi suất không dễ thực hiện.
Đơn cử như việc lãi suất huy động đã được siết chặt ở trần 14%, lẽ ra sẽ giúp giảm lãi suất cho vay như chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhưng chính những vấn đề nội tại của ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tiềm lực tài chính của các ngân hàng nhỏ quá yếu đã tác động mạnh đến thị trường liên ngân hàng, khiến lãi suất trên thị trường này có khi cao đến 30%/năm.
Những diễn biến trên cho thấy lãi suất cho vay sẽ khó mà giảm xuống mục tiêu 17-19% sớm. Vì vậy các doanh nghiệp niêm yết được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó trong năm sau và dòng tiền vào thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục bị thu hẹp.
Ông Thành cho rằng, việc kiềm chế lạm phát không phải là vấn đề đơn giản, phụ thuộc nhiều cả các yếu tố bên ngoài, vấn đề tỷ giá... giảm lạm phát xuống một con số lại càng khó. Vì vậy “chưa có gì lạc quan cho thị trường chứng khoán năm sau”, ông Thành dự báo.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán Bản Việt, nợ xấu đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của thị trường khi hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận nợ xấu tháng 10 tăng so với tháng 9. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu chính thức được công bố chỉ khoảng 3,2%, nằm dưới ngưỡng an toàn 5%, nhưng số liệu thực tế có thể cao hơn.
Dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), tổ chức xếp hạng Fitch ước tính nợ xấu của Việt Nam là 13% tổng dư nợ cho vay trong tháng 6-2011.Trong thời gian tới, tăng trưởng tín dụng chậm lại, tình hình sản xuất trở lên khó khăn và thị trường bất động sản trầm lắng sẽ tiếp tục gây áp lực lên nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Những doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng niêm yết trên sàn sẽ chịu những áp lực này, nên việc thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng là điều không tránh khỏi.
Trong một hội thảo về đầu tư gần đây, các chuyên gia và quỹ đầu tư đều cho biết nhà đầu tư nước ngoài chưa muốn bỏ vốn vào thị trường chứng khoán khi tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn nhiều vấn đề chưa tích cực.
Ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Vietnam Asset Management Limited (VAM), nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng trong năm sau khả năng thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ diễn ra nhiều hơn. Các quỹ sẽ phải thuyết trình với cổ đông về việc tiếp tục đầu tư vào chứng khoán Việt Nam.
Tuy vậy, ông Minh cho rằng việc làm này khó thành công do trong thời gian qua nhiều quỹ đầu tư đã chịu lỗ nặng do thị trường đi xuống. Còn dòng vốn mới cũng sẽ chưa có do tình hình kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục khó khăn và nền kinh tế Việt Nam cũng chưa khởi sắc.
Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán Kim Eng, cho rằng kịch bản thị trường năm sau thiên về đi ngang và phục hồi nhẹ. Theo ông Khánh, những biện pháp của Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô mặc dù có nhiều chuyển biến tốt trong cuối năm như tỷ giá không biến động quá mạnh, lạm phát giảm, nhưng chưa có tín hiệu bền vững, cụ thể như chỉ số CPI thường tăng mạnh vào quí đầu năm sau, kéo theo việc giảm lãi suất khó thực hiện sớm.
Như vậy, theo ông Khánh, nhà đầu tư chưa nên mong chờ quá nhiều vào một kịch bản tích cực cho thị trường chứng khoán năm 2012.
... Và vì các vấn đề nội tại
Chuyên gia chứng khoán Phạm Kinh Luân nhận xét bản thân thị trường chứng khoán đã bộc lộ nhiều bệnh và cơ quan quản lý cũng đã nghĩ đến việc dùng thuốc. Nhưng có lẽ việc dùng kháng sinh liều mạnh phải thực hiện sớm để chữa dứt bệnh giúp cho thị trường phục hồi.
Ông Luân cho rằng hiện tại, ngoài ảnh hưởng từ yếu tố vĩ mô, niềm tin của nhà đầu tư vào cơ quan quản lý, vào thị trường vẫn chưa quay lại. Điều này khiến nhà đầu tư ngần ngại bỏ vốn vào thị trường chứng khoán.
Một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường hiện giờ đang bộc lộ rõ, theo ông Luân, chính là tiêu chuẩn lên niêm yết. Nhiều công ty dù báo cáo lỗ liên tục vẫn tiếp tục giao dịch, dẫn đến việc cổ phiếu chỉ còn vài trăm đồng. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý chung của toàn thị trường, vì thực chất vẫn có rất nhiều công ty làm ăn có lãi, hoạt động minh bạch đã bị rớt giá theo xu hướng chung và theo sự mất lòng tin của nhà đầu tư.
Đây là một trong những lý do khiến thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng trong hiện tại và trong thời gian tới. Ông Luân chỉ ra một lực cản nữa cho thị trường chính là chuyện quản lý các công ty chứng khoán, mà điều quan trọng nhất chính là hoạt động tín dụng của các công ty này.
Đến thời điểm này đã có 2 công ty chứng khoán rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán và hoàn trả đủ các khoản vay Quỹ hỗ trợ thanh toán cho trung tâm lưu ký. Đó là công ty chứng khoán Tràng An và SME.
Thị trường đang lo ngại sẽ có thêm nhiều công ty chứng khoán khác rơi vào tình trạng này. Tuy vậy, vẫn chưa thấy ý kiến nào từ phía cơ quan quản lý về chuyện rà soát lại hoạt động tín dụng tại công ty chứng khoán để tránh ảnh hưởng đến nhà đầu tư.
Nợ xấu của ngân hàng đang được nhà đầu tư lưu tâm, thì nợ xấu của công ty chứng khoán cũng không cũng cùng chung cảnh ngộ khi có chuyện nhà đầu tư muốn rút tiền ra khỏi công ty chứng khoán cũng không làm được. Những điều này khiến nhà đầu tư không yên tâm khi bỏ vốn vào thị trường chứng khoán.
Theo ông Luân, đã đến lúc dùng 2 chữ “sàng lọc” cho thị trường trong thời điểm này. Cơ quan quản lý phải sàng lọc ra công ty chứng khoán uy tín, cổ phiếu niêm yết uy tín. Nhà đầu tư phải thay đổi thói quen đầu tư, không nên bỏ vốn vào những cổ phiếu mà kết quả kinh doanh thua lỗ quá dài ngày.
Như trường hợp của Công ty nhựa Tân Hóa, VKP, lỗ đến 9 quí liên tục, đến nỗi vốn chủ sở hữu của VKP chỉ còn 34,4 tỉ đồng, trong khi vốn góp ban đầu là 80 tỉ đồng. Cổ phiếu nay chỉ còn 600 đồng và những nhà đầu tư đã bỏ vốn vào từ trước cầm chắc sự thua lỗ nặng.
Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, như ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường cho biết là vẫn đang xây dựng, tức là chưa thể hi vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm có những thay đổi mạnh vào năm sau. Trong khi cơ quan quản lý chưa có những giải pháp tức thời cho thị trường thì những kỳ vọng vào các vấn đề nội tại của thị trường chứng khoán sớm được giải có lẽ vẫn tiếp tục chỉ là mong ước.
Thanh Thương

Nguồn: Thời báo Kinh Tế Sài Gòn Online, ngày 25/11/2011, truy cập từ http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/chungkhoan/66485/Chung-khoan-di-xuong-vi-dau?.html.

Ăn tỏi như thế nào cho đúng cách?



Tỏi là một loại gia vị thường dùng để ăn hoặc chế biến thức ăn hàng ngày không thể thiếu được trong bếp ăn gia đình hay các nhà hàng, quán ăn. Tỏi cũng được xem là một vị thuốc. Vậy sử dụng tỏi như thế nào cho đúng cách?

Tỏi là một loài thực vật thuộc họ hành, có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây... Tỏi được con người sử dụng làm chất gia vị, làm thuốc; thậm chí dùng như một loại rau giống những loại họ hàng của nó. Thành phần thường được sử dụng nhiều nhất của cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tỏi để dùng trong nấu nướng, chế biến thức ăn; cần cất tỏi ở những chỗ khô ráo để không bị mọc mầm. Khi nấu nướng cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường có màu xanh nằm sâu bên trong tép tỏi.
Tỏi được xem là loại thực vật có tính chất kháng sinh, có khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, chống tăng mỡ máu ở con người. Tuy nhiên, cần bóc vỏ tỏi và để trong không khí một lúc rồi ăn sống thì sẽ có hiệu quả chống bệnh ung thư cao hơn.
Tỏi thường được dân gian có quan niệm cho rằng là vua chống bệnh ung thư nhưng ăn như thế nào cho đúng cách. Một số người khuyên nên ăn nóng. Trên thực tế, nếu tỏi được đun nóng lên thì chẳng còn có tác dụng gì. Người Sơn Đông, người Đông Bắc ở Trung Quốc có tập quán rất ưa thích ăn tỏi, tỏi được bóc từng tép để ăn hàng ngày và cho rằng ăn tỏi sẽ không bị bệnh ung thư nhưng họ vẫn bị mắc bệnh này.
Do đó, tỏi sử dụng đúng cách trước hết phải cắt tép tỏi ra thành từng lát, lát tỏi phải để tiếp xúc tự nhiên với không khí khoảng chừng 15 phút. Sau khi lát tỏi kết hợp với không khí thì mới sinh ra chất tỏi, được gọi là “đại toán tố”. Bản chất tỏi không chống được bệnh ung thư nhưng chất tỏi “đại toán tố” mới chống được bệnh ung thư, vì vậy nên người dân thường gọi tỏi là vua chống bệnh ung thư.
Trong một bữa ăn, nếu nhanh chóng bóc tép tỏi ra và ăn ngay, ăn từ tép này đến tép khác chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì ăn tỏi như vậy không có ích và chẳng có tác dụng gì. Vì vậy phải ăn tỏi đúng như cách đã nói ở trên để cơ thể có thể thu nhận được chất “đại toán tố” của tỏi mới có ý nghĩa chống bệnh ung thư.
Một số kết quả của tài liệu nghiên cứu đã khuyến nghị mọi người nên sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày với mức độ vừa phải nhằm chủ yếu phòng bệnh, tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Cũng có thể pha rượu tỏi để sử dụng theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) với cách thức dùng 40 g tỏi khô đã bóc vỏ, cắt thành lát nhỏ, ngâm với 100 ml rượu trắng 45 độ; để sau 10 ngày thì dùng, mỗi ngày uống 40 giọt, tương đương với 1 muỗng cà phê. Nên ngâm liên tiếp tỏi từng đợt trong lọ thủy tinh nhỏ như vậy để sử dụng thường xuyên, không nên ngâm cùng một lúc với số lượng tỏi lớn trong lọ thủy tinh to để dùng.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh


Nguồn: Báo Khoa Học Phổ Thông, ngày 23/05/2012 truy cập từ http://www.khoahocphothong.com.vn/news/print/12599/an-toi-nhu-the-nao-cho-dung-cach%20?.html.

Đến Củ Mì... nhớ hồi xưa (Củ Chi)

(TBKTSG Online)- Từ nội ô TPHCM đi quốc lộ 22 về hướng Củ Chi, qua cầu An Hạ, khoảng 2 ki lô mét, khách du lịch sẽ thấy điểm dừng chân nhà hàng Củ Mì (129 quốc lộ 22, ấp Giữa, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) nằm bên trái với hình ảnh của những gian nhà rường Nam bộ, phong cảnh thôn quê, con đường làng rợp bóng cây xanh, ao nuôi cá, gà thả vườn thong thả đi kiếm ăn...
Chiếc cổng tam quan dẫn vào điểm dừng chân Củ Mì đặt ven quốc lộ 22 có kiểu dáng thuần Việt được thiết kế từ những chiếc cột gỗ tròn, mái lợp bằng ngói, giúp du khách dễ nhận biết hơn mỗi khi đi ngang qua đoạn đường này (ảnh 1).

Khuôn viên điểm dừng chân này có tổng diện tích 2 héc ta bao gồm: ba gian nhà hàng và tổ chức tiệc cưới (nhà rường Nam bộ xưa), khu vui chơi thiếu nhi, sân tennis, hồ bơi, tám phòng VIP (phụ thu từ 10-20% so với ngồi bên ngoài), khu nhà sàn câu cá v.v. Nơi đây mở cửa đón khách từ 9g sáng đến 22g (ảnh 2).

Sở dĩ điểm dừng chân Củ Mì chọn câu slogan "Nhớ hồi xưa..." vì trong quá khứ Củ Chi được mệnh danh là vùng "đất thép, thành đồng" kiên cường, khó mà quên với những món ăn dân dã như củ mì hấp nước cốt dừa chấm muối mè, muối đậu, cá con um, thịt trâu nhúng hèm, cháo cá rau đắng... (ảnh 3 và 4).




Ngày nay Củ Chi được du khách biết đến khá nhiều món ăn ngon, trong đó cũng phải kể đến món bò tơ luộc cuốn bánh tráng (ảnh 5).


Món ăn "người anh em" trâu nhúng hèm có hương vị cũng quyến rũ không kém với món bò luộc (ảnh 6).



Món cá lưỡi tre, cá lia thia um ăn cùng với rau cuốn bánh tráng cũng là một trong những món chủ lực ở điểm dừng chân Củ Mì (ảnh 7).

Chỉ nhìn qua món gà ta quay hoặc nướng ăn với cơm cháy cũng khiến vị giác bị kích thích (ảnh 8).



Còn đây là món mực nướng mè cũng khá lạ mắt và lạ miệng (ảnh 9).

Sau khi thưởng thức những món khô, giờ sẽ đến món cháo cá rau đắng trứ danh ở vùng đất Nam bộ (ảnh 10).

Trong lúc ngồi dưới gian nhà rường cổ Nam bộ thưởng thức những món ăn tiêu biểu của vùng đất Củ Chi thỉnh thoảng dõi mắt ra vườn chúng ta sẽ bắt gặp những chú gà nhẩn nha đi tìm thức ăn (ảnh 11).

Với những người thích không gian thoáng đãng, riêng biệt thì có thể chọn khhu nhà chòi để quây quần "chén chú, chén anh", nếu thích thì mượn cần câu của nhà hàng để tự kiếm mồi dưới ao (ảnh 12).

Điểm dừng chân Củ Mì có một sự thú vị đó là khoảng 17g-18g mỗi ngày du khách sẽ được chứng kiến cảnh hàng trăm con chim sẻ, ác, le từ các nơi lũ lượt kéo về đây trú ẩn qua đêm. Một bầu không khí náo nhiệt, sinh động của thế giới loài chim đã khiến nhiều người phải ngước mắt nhìn (ảnh 13 và 14).


Cơ hội để làm người ga-lăng đang mở ra cho các đấng mày râu mời những người thân yêu đến Củ Mì "thử một lần rồi xem... bạn sẽ thấy giá cả không quá mắc đâu mà !" (ảnh 15). Nếu không thích ăn, mọi người vẫn có thể ghé vào đây nghỉ chân, uống nước ngọt, cà phê, ngắm cảnh rồi lên đường.

Tường Nguyên

Nguồn: Thời báo Kinh Tế Sài Gòn Online, ngày 01/03/2012, truy cập từ http://www.thesaigontimes.vn/Home/giaitri/quanxa/72320/Den-Cu-Mi-nho-hoi-xua.html.