Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Lịch sử World Cup


Giải vô địch bóng đá thế giới

Chiếc cúp vô địch World Cup hiện nay . Được sử dụng từ World Cup 1974.
Năm bắt đầu
1930
Khu vực
(FIFA)
Số đội tham dự
32 (Vòng chung kết)
204 (Vòng loại World Cup 2010)
Đương kim vô địch
Tây Ban Nha (1 lần)
Đội tuyển thành công nhất
Brasil (5 lần)
Trang chủ
Trong thập niên 1950, giải vô địch bóng đá thế giới nhanh chóng tái khẳng định vị trí và tiếp tục duy trì thế độc tôn là sự kiện thể thao lớn nhất trong thời hiện đại, được tổ chức luân phiên ở các nước khu vực châu Âuchâu Mỹ. Thế nhưng mãi đến kỳ thi đấu gần đây nhất người ta mới thấy một bướcđột phá khi Hàn QuốcNhật Bản được chọn đăng cai World Cup 2002. Đến năm 2010, lần đầu tiên FIFA đãđưa giải đấu đến với Châu Phi, và quốc gia được vinh dự đăng cai là Nam Phi

Cúp

Từ năm 1970 trở về trước, đội vô địch thế giới được trao "cúp vàng" mà trong các văn kiện chính thức của FIFA gọi là "vật phẩm nghệ thuật". Đó là bức tượng nhỏ hình "Nữthần chiến thắng Nike" (theo thần thoại Hy Lạp) mà trong giới bóng đá thường gọi là tượng "Nữ thần vàng". Theo đơn đặt hàng của FIFA, chiếc tượng này được hoàn thành năm 1928do một người thợ kim hoàn ở Paris tên là Abel Lafleur đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg (với chiếc đế bằng đá hoa cương nặng chừng 4 kg), trị giá 10.000 USD.
Trước Giải vô địch bóng đá thế giới năm 1970, FIFA giữ "Cup vàng" theo điều lệ quy định để rồi trao cho liên đoàn bóng đá quốc gia thuộc nước có đội bóng đoạt chức vô địch thế giới rồi trả lại cho FIFA trước khi tiến hành vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới lần sau.
Năm 1970, sau ba lần vô địch, nhưtrong điều lệ quy định, đội Brasil đã được trao tặng vĩnh viễn "Nữ thần vàng". Sau đó FIFA đặt làm chiếc cup mới lấy tên là Cup thế giới FIFA. Chiếc cup này là Cup luân lưu, không đội bóng nào có thể đoạt vĩnh viễn cả. Những đội bóng chiến thắng sẽ được trao tặng chiếc cup mẫu thu nhỏ để làm kỷ niệm cùng với việc được giữ chiếc cup chính thức trong thời gian giữa hai giải vô địch bóng đá thế giới. Chiếc cup mới được đúc bằng vàng thật do nghệ sỹ người Ý Silvio Gazzaniga sáng tác, chiều cao 36 cm, nặng 6.175 kg, trị giá 20.000 USD. Cup này do người thợ kim hoàn Stabilimento Artistico Bertoni ở thành phố Milano đúc. Chiếc cúp mang hình hai thanh niên với bốn cánh tay giơ cao đỡ lấy quả Địa Cầu.[3] Phần kim loại của chiếc cup hiện nay là 4,9kg "vàng nguyên khối 18 carat" và có hai lớp đá malachit.[4]

Các kỷ lục và thống kê

Hai cầu thủ có số lần tham dự các vòng chung kết World Cup nhiều nhất là tuyển thủ Mexico Antonio Carbajal và cựu đội trưởng đội tuyển CHLB Đức Lothar Matthäus (cả hai cùng năm lần góp mặt).[5] Matthäus cũng là người chơi nhiều trận nhất với tổng cộng 25 lần được ra sân.[6] Huyền thoại Pelé là người duy nhất ba lần vô địch World Cup với tư cách cầu thủ,[7]
Người ghi nhiều bàn thắng nhất tại các kỳ World Cup là tuyển thủ Brasil Ronaldo, với 15 lần làm tung lưới đối phương trong ba lần tham dự giải. Cùng đứng thứ hai với 14 lần lập công là tuyển thủ người Đức Gerd Müller[8]Miroslav Klose. Ở vị trí thứ ba là trung phong huyền thoại người Pháp Just Fontaine, người cũng đồng thời giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được tại một kỳ World Cup, với thành tích 13 bàn ghi được tại giải năm 1958.[9]
Mário ZagalloFranz Beckenbauer là hai người đồng thời vô địch World Cup với tư cách cầu thủ rồi huấn luyện viên. Zagallo vô địch các giải năm 1958 và 1962 khi còn đang thi đấu rồi giải năm 1970 khi chuyển sang vai trò huấn luyện viên.[10] Beckenbauer vô địch giải năm 1974 khi đeo băng đội trưởng đội tuyển Tây Đức và giải năm 1990 với tư cách người chỉ đạođội.[11] Còn huấn luyện viên tuyển Ý Vittorio Pozzo là người duy nhất từng hai lần giành ngôi vô địch trên ghế chỉ đạo.[12]
Tính đến hết World Cup 2010, Đức là đội từng thi đấu nhiều trận nhất tại giải 99 trận, theo sau là Brasil với 97 trận. Brasil là đội ghi được nhiều bàn thắng nhất 210 bàn, theo sau là Đội tuyển Đức với 206 bàn [13] Hai đội gặp nhau duy nhất một lần trong lịch sử thi đấu tại giải của mình, vào trận chung kết năm 2002.

Kết quả

Các đội vô địch, á quân, hạng 3 và hạng 4

Năm
Nước chủ nhà
Chung kết
Tranh hạng ba
Vô địch
Tỉ số
Á quân
Hạng 3
Tỉ số
Hạng 4
2–1
(a.e.t)
3–2
4–2
3–1
6–3
1–0
4–2
(a.e.t)
2–1
1–0
1–0
3–1
(a.e.t)
2–1
3–2
4–2
(a.e.t)
2–1
0–0
(3–2)
(pen)
4–0
2–1
3–2
1–1
(5–3)
(pen)
3–1
1–0
(a.e.t)
3–2
Chú thích
  1. ^ Không có trận tranh giải ba chính thức tại World Cup 1930; Hai đội tuyển Hoa Kỳ và Nam Tư đều thua tại vòng bán kết. FIFA hiện nay công nhận Hoa Kỳ giành hạng ba và Nam Tư giành hạng tư căn cứ vào thành tích thi đấu trước đó tại giải của hai đội.[14]
  2. ^ a b Không có trận chung kết chính thức tại World Cup 1950.[15] Đội vô địch được xác định qua một lượt đấu vòng tròn tính điểm giữa bốn đội lọt vào vòng cuối cùng (Uruguay, Brasil, Thụy Điển, và Tây Ban Nha). Tuy nhiên, trận đấu giữa Uruguay và Brasil tại lượt đấu cuối cùng mang tính quyết định đội nào giành ngôi vô địch. Vì vậy, trận đấu này thường xuyên được coi như trận chung kết của World Cup 1950.[16].
Các quốc gia vô địch
Tổng cộng, đã có 76 quốc gia ít nhất một lần được tham dự một vòng chung kết World Cup.[17] Trong số này, 8 quốc gia đã từng đăng quang một kỳ World Cup, và giành quyền gắn một ngôi sao trên áo đấu của mình cho mỗi chức vô địch. (Tuy nhiên, Uruguay là ngoại lệ của luật bất thành văn này; Họ gắn 4 ngôi sao trên áo đấu, tượng trưng cho hai tấm huy chương môn bóng đá nam tại các kỳ Thế vận hội 1924 và 1928 cùng hai chức vô địch World Cupcác năm 19301950). Với 5 chức vô địch, Brasil là đội bóng giàu thành tích nhất thế giới, đồng thời là đội bóng duy nhất cho đến nay chưa vắng mặt tại bất kỳ vòng chung kết nào.[18] Ý (19341938) cùng Brazil (19581962) là hai đội bóng duy nhất từng bảo vệ thành công chức vô địch của mình. Brasil cùng Đức là hai đội từng chơi nhiều trận chung kết nhất, cùng 7 lần, ngoài ra Đức cũng giữ kỷ lục về sốlần lọt vào tới vòng bán kết, với 12 lần.
Đội
Chức vô địch
Á quân
Hạng ba
Hạng tư
2 (1950*, 1998)
2 (1938, 1978)
1 (1974)
2 (1970, 1994)
1 (1990*)
1 (1978)
3 (1954, 1974*, 1990)
4 (1966, 1982, 1986, 2002)
1 (1958)
2 (1978*, 1986)
2 (1930, 1990)
2 (1930*, 1950)
3 (1954, 1970, 2010)
1 (1998*)
1 (2006)
2 (1958, 1986)
1 (1982)
1 (1966*)
1 (1990)
1 (2010)
1 (1950)
3 (1974, 1978, 2010)
1 (1998)
2 (1934, 1962)
2 (1938, 1954)
1 (1958*)
2 (1950, 1994)
1 (1938)
2 (1974, 1982)
1 (1954)
1 (1934)
1 (1966)
1 (2006)
1 (1930)
1 (1962*)
1 (1998)
1 (2002)
2 (1930, 1962)
1 (1966)
1 (1986)
1 (1994)
1 (2002*)
* = Nước chủ nhà
^ = Tính cả thành tích của Tây Đức từ năm 1954 cho đến 1990
# = Quốc gia đã chia tách thành các quốc gia độc lập nhỏ hơn

Các giải thưởng

Hiện có 6 giải thưởng trao cho cá nhân hay toàn đội tuyển cho thành tích thi đấu của họ tại mỗi kỳ World Cup:[19]
  • Giải Quả bóng vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất giải, do giới truyền thông bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1982); Quả bóng bạcQuả bóng đồng cho hai cầu thủ xếp thứ hai và thứ ba về số phiếu trong cuộc bầu chọn này;[20]
  • Giải Chiếc giày vàng cho vua phá lưới của giải. Chiếc giày bạcChiếc giày đồng cho hai cầu thủ về nhì và về ba[21]
  • Giải thưởng Yashin cho thủ môn xuất sắc nhất giải, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1994);[22]
  • Giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất cho cầu thủ xuất sắc nhất dưới 21 tuổi tính đến thời điểm giải khởi tranh, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 2006).[23]
  • Giải FIFA Fair Play Trophy cho đội có chỉ số fair play tốt nhất, theo thang điểm do Ủy ban Fair Play FIFA quyết định (được trao lần đầu vào năm 1978);[23]
  • Giải Đội tuyển lôi cuốn nhất cho đội giành được nhiều phiếu nhất do khán giả bình chọn (được trao lần đầu vào năm 1994);[23]
Đội hình tiêu biểu được công bố lần đầu vào năm 1998.

Chú thích

  1. ^ 2006 FIFA World Cup broadcast wider, longer and farther than ever before, FIFA.com. Cập nhật ngày 11 tháng 10, 2009.
  2. ^ http://thethaovanhoa.vn/454N20100712012229887T0/ha-lantay-ban-nha-01-iniesta-dua-vua-chau-au-len-dinh-the-gioi.htm Hà Lan - Tây Ban Nha 0-1: Iniesta đưa "vua" châu Âu lên đỉnh thế giới
  3. ^ FIFA World Cup Trophy, FIFA.com. Truy cập 19 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ “Cúp vàng không bng vàng ròng”. Truy cập 15 tháng 6 năm 2010.
  5. ^ Yannis, Alex. “Matthaus Is the Latest MetroStars Savior”, New York Times, 10 tháng 11 năm 1999. Truy cập 23 tháng 12 năm 2007.
  6. ^ “World Cup Hall of Fame: Lothar Matthaeus”, CNN. Truy cập 23 tháng 12 năm 2007.
  7. ^ Kirby, Gentry. “Pele, King of Futbol”, ESPN, 5 tháng 7 năm 2006. Truy cập 23 tháng 12 năm 2007.
  8. ^ Chowdhury, Saj. “Ronaldo's riposte”, BBC, 27 tháng 6 năm 2006. Truy cập 23 tháng 12 năm 2007.
  9. ^ “Goal machine was Just superb”, BBC, 4 tháng 4, 2002. Truy cập 23 tháng 12 năm 2007.
  10. ^ Hughes, Rob (11 tháng 3, 1998). “No Alternative to Victory for National Coach : 150 Million Brazilians Keep Heat on Zagalo”. International Herald Tribune. Truy cập 31 tháng 12 năm 2007.
  11. ^ Brewin, John (21 tháng 12 năm 2007). “World Cup Legends – Franz Beckenbauer”. ESPN. Truy cập 31 tháng 12 năm 2007.
  12. ^ “1938 France”. CBC. Truy cập 31 tháng 12 năm 2007.
  13. ^ “Planet World Cup – All time table”. Planet World Cup. Truy cập 26 tháng 1 năm 2008.
  14. ^ 1930 FIFA World Cup, FIFA.com. Cập nhật ngày 5 tháng 3 2009.
  15. ^ 1950 FIFA World Cup, FIFA.com. Cập nhật ngày 5 tháng 3 2009.
  16. ^ FIFA World Cup Finals since 1930 (PDF), FIFA.com. Cập nhật ngày 5 tháng 3 2009.
  17. ^ FIFA công nhận tuyển Nga thừa hưởng thành tích của Liên Xô, tuyển Serbia thành tích của Nam Tư/Serbia và Montenegro, còn Cộng hòa Séc cùng Slovakiađồng thời tiếp nhận thành tích của đội Tiệp Khắc.
  18. ^ “Brazil”. FIFA.com.
  19. ^ “FIFA World Cup awards”. FIFA.com. Truy cập 5 tháng 3 năm 2009.
  20. ^ “Golden Ball for Zinedine Zidane”. Soccerway (10 tháng 7 năm 2006). Truy cập 31 tháng 12 năm 2007.
  21. ^ “adidas Golden Shoe – FIFA World Cup Final”. Truy cập 4 tháng 3 năm 2009.
  22. ^ “Kahn named top keeper”. BBC (30 tháng 6 năm 2002). Truy cập 31 tháng 12 năm 2007.
  23. ^ a b c “FIFA Awards”. RSSSF (18 tháng 5 năm 2007). Truy cập 8 tháng 1 năm 2008.

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về: Giải vô địch bóng đá thế giới.

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ngày 21/04/2012, truy cập từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i_v%C3%B4_%C4%91%E1%BB%8Bch_b%C3%B3ng_%C4%91%C3%A1_th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét